Thị trường bất động sản TP.HCM bước qua thời kỳ trầm lắng, có nhiều tín hiệu tích cực
Theo nhận định của lãnh đạo UBND thành phố, thị trường bất động sản TP.HCM trong những tháng qua của năm 2024 đã ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc.
UBND TP.HCM thông tin rằng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 199.156 tỷ đồng, chiếm 60,3% tổng doanh thu từ các dịch vụ khác và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, trong quý II/2024, ngành bất động sản TP.HCM ghi nhận mức tăng trưởng +2,94%, trong khi cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023, mức tăng trưởng là âm -11,58%.
Đồng thời, trong 9 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được cấp phép thành lập đạt 1.051 đơn vị với tổng vốn đăng ký lên đến 40.137 tỷ đồng.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn chậm, lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định, thị trường bất động sản của thành phố đã vượt qua giai đoạn trầm lắng và đang dần hồi phục.
Theo ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, sự phục hồi này là nhờ vào hiệu lực của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng cùng với các Nghị định hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8. Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo các biện pháp tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản.
UBND TP.HCM cũng đã thực hiện các giải pháp liên ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn cụ thể của từng dự án. Các chính sách tín dụng đã phát huy hiệu quả, với lãi suất cho vay giảm và khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp tăng.
Doanh nghiệp bất động sản đã linh hoạt trong việc điều chỉnh phương thức hoạt động và tái cấu trúc danh mục đầu tư, mở ra triển vọng cho thị trường sôi động hơn trong tương lai gần, thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nhà ở.
Doanh thu từ bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2024 của TP.HCM được ước tính đạt 199.156 tỷ đồng, chiếm 60,3% tổng doanh thu dịch vụ khác và tăng 6,7% so với cùng kỳ. Trong thời gian này, thành phố cũng đã cấp phép cho 1.051 doanh nghiệp bất động sản mới với vốn đăng ký đạt 40.137 tỷ đồng.
Tính riêng quý III/2024, thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho 3 dự án, gồm một dự án nhà ở xã hội và 2 dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích 208.808,6m2 và tổng vốn đầu tư 8.806 tỷ đồng.
Trong quý III/2024, TP.HCM đã triển khai 31 dự án nhà ở thương mại, với tổng cộng 31.167 căn hộ. Hai dự án đã hoàn thành trong quý với tổng cộng 765 căn hộ. Ngoài ra, thành phố đang triển khai 6 dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân với tổng số 4.754 căn hộ, trong đó đã hoàn thành 2 dự án với 1.512 căn hộ và cấp phép xây dựng một dự án với diện tích sàn 63.744,37m2.
Nói về tín hiệu lạc quan, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, Cục Thuế TP.HCM đã giải quyết 15.800 hồ sơ tồn đọng của cá nhân và hộ gia đình, đồng thời tiếp tục xử lý các hồ sơ mới.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 115 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu trong việc chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sử dụng đất. Ngoài ra, thành phố đã nỗ lực giải quyết khó khăn trong hơn 148 dự án, hiện đã xử lý được khoảng 1/3 số này.
Ông Châu nhấn mạnh, sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn "sinh tử" và việc nhiều doanh nghiệp tồn tại đến hiện tại là tín hiệu đáng mừng.
"Thị trường bất động sản thành phố đã thoát khỏi vùng đáy khó khăn nhất trong quý I/2023. Từ quý II/2023, thị trường đã bắt đầu từng bước phục hồi và trong 9 tháng đầu năm 2024, thị trường đã có mức tăng trưởng dương, đạt khoảng 6-7%. Sự phục hồi rõ rệt và xu thế này sẽ không bị đảo ngược", ông Châu khẳng định.
Theo đánh giá của UBND TP.HCM, thị trường bất động sản đã dần hồi phục từ mức tăng trưởng âm năm 2023, trở lại mức dương từ đầu năm 2024. Mặc dù tốc độ còn chậm, các dấu hiệu tích cực đã xuất hiện với một số dự án mới được phê duyệt và các dự án cũ được tái khởi động nhờ tháo gỡ khó khăn.
"Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ tiếp tục đà phục hồi nhưng diễn biến chậm, chưa có đột phá. Giá cả có thể tăng nhẹ ở một số phân khúc do có sự điều tiết của giá đất thành phố khi được ban hành, nhưng sẽ không có biến động mạnh. Nguồn cung mới sẽ dần được bổ sung góp phần tăng lượng giao dịch trong 3 tháng cuối năm. Phân khúc căn hộ chung cư vẫn được đánh giá là tiềm năng nhất do nguồn cung tăng chậm và nhu cầu cao. Các chính sách mới về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/8 sẽ tác động tích cực đến thị trường trong thời gian tới", ông Bùi Xuân Cường cho biết thêm./.
Đọc thêm
Có 8 trên tổng số 64 dự án bất động sản tại TP.HCM gặp vướng mắc pháp lý được tháo gỡ hoàn toàn. Trong đó có những dự án nổi bật như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star...
Trong 9 tháng đầu năm, TP.HCM ghi nhận 1.051 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập. 3 tháng qua, trên địa bàn thành phố có hơn 1.600 giao dịch nhà đất.
Trong quý III/2024, mặc dù nguồn cung nhà ở đã có sự cải thiện đáng kể, giá nhà vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Tin liên quan
Trong 9 tháng đầu năm, TP.HCM ghi nhận 1.051 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập. 3 tháng qua, trên địa bàn thành phố có hơn 1.600 giao dịch nhà đất.
Theo dự thảo quy định về tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất, giá thuê đất thương mại dịch vụ tại TP.HCM dự kiến sẽ tăng trung bình từ 18-53%.
Ngoại trừ dự án có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực ngoại thành, TP.HCM cấm chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở phân lô, bán nền.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.