Giá chung cư vùng ven TP.HCM bật tăng, bất động sản tỉnh lẻ "nóng" lên từng ngày
Thị trường bất động sản tháng 10/2024 ghi nhận đà tăng giá đáng kể của chung cư tại các khu vực ven TP.HCM như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, với mức tăng từ 3-8% trong vòng 3-6 tháng gần đây.
Bài viết này thuộc series Xu hướng chuyển dịch về vùng ven
Xu hướng chuyển đến sinh sống tại các khu vực ven đô thị ngày càng trở nên phổ biến, thu hút sự lựa chọn của nhiều người dân nhờ vào môi trường sống chất lượng và hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, phát triển.
Báo cáo thị trường bất động sản từ DKRA cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, thị trường căn hộ TP.HCM và các khu vực lân cận đã cung cấp gần 12.600 căn hộ sơ cấp từ 110 dự án, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP.HCM và Bình Dương dẫn đầu, chiếm lần lượt 51,8% và 40,7% tổng nguồn cung mới.
Sức cầu thị trường có dấu hiệu khởi sắc với tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 1.571 căn, tăng 93% so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu vào các dự án vừa ra mắt tại Bình Dương và Long An.
Giá bán sơ cấp tiếp tục duy trì ở mức cao do áp lực chi phí đầu vào, với một số dự án tại các tỉnh ven TP.HCM ghi nhận mức tăng 3-8% so với các đợt mở bán trước đó cách nhau từ 3-6 tháng.
Giá căn hộ tại TP.HCM hiện dao động từ 30-493 triệu đồng/m2, trong khi Bình Dương từ 26-59 triệu đồng/m2, Bà Rịa - Vũng Tàu từ 35-61 triệu đồng/m2, Đồng Nai từ 33-41 triệu đồng/m2 và Long An ở mức 21-29 triệu đồng/m2.
Xuất hiện nhà đầu tư miền Bắc đổ về Nam săn đón bất động sản "chân sóng"
Đáng chú ý, giá chung cư tại các tỉnh lân cận tăng mạnh khi phân khúc này ở TP.HCM đang có sự điều chỉnh sau một thời gian dài ở mức giá cao, khiến dòng tiền của nhà đầu tư dịch chuyển về các vùng ven.
Theo báo cáo từ Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS - FERI) công bố trong tháng 10, sau khi niềm tin thị trường có dấu hiệu cải thiện tích cực, nhóm nhà đầu tư miền Bắc đã bắt đầu đổ về Nam săn tìm bất động sản ở giai đoạn "chân sóng".
Theo báo cáo, tháng vừa qua, nguồn cung nhà ở mới trên cả nước đạt gần 6.300 sản phẩm. Trong đó, khu vực miền Bắc chiếm 76% tổng nguồn cung mới, tập trung vào loại hình căn hộ cao cấp tại Hà Nội và phân khúc bình dân ở Hà Nam. Miền Nam chiếm 21% nguồn cung mới, chủ yếu từ các tỉnh Bình Dương và Long An.
"Tỷ lệ hấp thụ bình quân trên tổng nguồn cung mới đạt xấp xỉ 60%, đặc biệt có dự án đạt tỷ lệ hấp thụ đến 90%", báo cáo nêu rõ.
Báo cáo từ Avision Young Việt Nam cũng chỉ ra rằng, dòng tiền của các nhà đầu tư tại TP.HCM đang dịch chuyển sang các vùng lân cận như Bình Dương, nhờ giá căn hộ ở đây thấp hơn và dễ tiếp cận hơn. Một số dự án tiêu biểu là TT Avio (TT Capital), Sycamore (CapitaLand) và BenHill Thuận An (Ben House).
Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy trong quý III/2024, nhiều khách hàng TP.HCM tiếp tục đổ về Bình Dương để tìm mua căn hộ tại các thị trường sôi động như Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một, khi hạ tầng giao thông tại đây được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo, mức độ quan tâm đến bất động sản Bình Dương trong quý III/2024 đã tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong khi các khu vực khác như Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, và Đồng Nai ghi nhận mức tăng từ 17-22%./.
Đọc thêm
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Với mức đầu tư lên tới 44.500 tỷ đồng, khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1) do Vingroup đề xuất đang trong quá trình lấy ý kiến thẩm định từ tỉnh Bắc Ninh.
Trong bối cảnh nhu cầu nhà liền thổ tăng mạnh, giới đầu tư có xu hướng săn tìm sản phẩm tiềm năng với vốn ban đầu chỉ từ 3 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Dự án phía Đông Thủ đô hiện là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu bởi quy hoạch bài bản, tiện ích đẳng cấp, chính sách hấp dẫn, đảm bảo sinh lời bền vững.
Tin liên quan
Sau một thời gian dài ảm đạm, bất động sản vùng ven và ngoại ô đang chứng kiến sự phục hồi đầy hứa hẹn. Với hạ tầng giao thông và dịch vụ phát triển, nhu cầu mua đất tại đây ngày càng tăng. Phong trào "bỏ phố về quê" vẫn tiếp diễn, khi nhiều người tìm về vùng ngoại ô để xây dựng homestay và phát triển các mô hình sinh thái độc đáo.
Giữa bối cảnh nguồn cung bất động sản khan hiếm và giá cả leo thang tại các đô thị lớn, dòng tiền đầu tư đang đổ về các tỉnh lân cận, nơi hạ tầng phát triển mạnh và đô thị hóa nhanh chóng.
Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội tiếp tục tìm nhà đầu tư cho khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng đến ngày 20/11, do chỉ có một đơn vị đáp ứng sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.