"Hoa hồng" môi giới bất động sản phải chuyển khoản
Từ ngày 1/8/2024, không được thanh toán thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản bằng tiền mặt - Đây là Quy định mới của Luật kinh doanh bất động sản 2023.
Bài viết này thuộc series Môi giới bất động sản A-Z
Môi giới bất động sản là lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều cảm xúc, là nghề của những cá nhân “liều lĩnh”, thông minh và bền bỉ. Hãy cùng Home Today giải mã tất cả từ A-Z mọi vấn đề của nghề này.
Không trả thù lao/hoa hồng môi giới bất động sản bằng tiền mặt
Trong lĩnh vực bất động sản, vai trò của các nhà môi giới rất quan trọng, giúp kết nối giữa người bán và người mua, cũng như hỗ trợ các bên thực hiện giao dịch một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, khi nói đến việc thanh toán thù lao môi giới, có một quy định quan trọng mà nhiều người có thể chưa biết: không được trả thù lao môi giới bất động sản bằng tiền mặt.
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định: tất cả các khoản thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản sẽ phải chuyển khoản. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết: việc quy định thanh toán không tiền mặt trong mua bán bất động sản là nội dung rất mới. Khi mua bán, các bên giao dịch phải chuyển khoản, không có tình trạng mang từng bao tải tiền để đi thanh toán. Điều này sẽ giúp tăng cường tính công khai, minh bạch, không lo đến các rủi ro mất tiền do cướp giật, đặc biệt là sẽ nộp thuế, phí minh bạch.
Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định về thanh toán trong kinh doanh bất động sản như sau:
1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng.
Lý do không được trả thù lao/hoa hồng môi giới bắt động sản bằng tiền mặt
Việc không được trả thù lao môi giới bất động sản bằng tiền mặt xuất phát từ nhiều lý do, chủ yếu liên quan đến minh bạch tài chính và quản lý thuế:
Minh bạch trong giao dịch
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tạo ra sự minh bạch trong các giao dịch tài chính. Mọi khoản thanh toán qua ngân hàng đều được ghi nhận rõ ràng, giúp các bên dễ dàng theo dõi và kiểm soát. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh bất động sản là một ngành có giá trị giao dịch lớn và liên quan đến nhiều bên.
Quản lý thuế hiệu quả
Việc thanh toán qua ngân hàng giúp cơ quan thuế dễ dàng theo dõi và thu thập thông tin về thu nhập của các cá nhân và tổ chức liên quan. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng trốn thuế hoặc khai báo thu nhập không trung thực, từ đó đảm bảo nguồn thu thuế cho nhà nước và công bằng trong xã hội.
Phòng chống rửa tiền
Rửa tiền là một vấn nạn toàn cầu, và lĩnh vực bất động sản là một trong những kênh thường bị lợi dụng để thực hiện các hành vi này. Bằng cách yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, các quy định pháp luật giúp giảm thiểu rủi ro rửa tiền, tăng cường tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch.
Như vậy, việc không được trả thù lao/hoa hồng môi giới bất động sản bằng tiền mặt không chỉ là quy định pháp luật mà còn là biện pháp cần thiết để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và an toàn trong các giao dịch bất động sản. Các bên tham gia giao dịch nên tuân thủ nghiêm túc quy định này để tránh các rủi ro pháp lý và góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh bất động sản lành mạnh và bền vững.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.