Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có những thay đổi quan trọng từ 1/8/2024
Kể từ ngày 1/8, Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết về hình dáng, kích thước, màu sắc, các điều mục, mã QR và nguyên tắc in ấn cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Bài viết này thuộc series Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024
Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024 có nhiều thay đổi quan trọng với các chủ đầu tư, người mua nhà, đặc biệt là về pháp lý, thủ tục...
Theo quy định mới tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT (thông tư số 10) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 31/7/2024, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng) có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ gồm 1 tờ, 2 trang, được in nền hoa văn trống đồng trên nền màu hồng cánh sen, với kích thước 210mm x 297mm.
Trang đầu của mẫu Giấy chứng nhận bao gồm Quốc huy, Quốc hiệu, dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” in màu đỏ nổi bật, cùng mã QR và mã Giấy chứng nhận. Trang này hiển thị 3 mục chính: “1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”; “2. Thông tin thửa đất:”; “3. Thông tin tài sản gắn liền với đất:”. Ngoài ra, trang 1 còn bao gồm địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận, cơ quan ký Giấy chứng nhận, số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) và dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”.
Trang thứ 2 của Giấy chứng nhận bao gồm các mục sau: “4. Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất”; “5. Ghi chú”; “6. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; cùng với các nội dung lưu ý quan trọng dành cho người được cấp Giấy chứng nhận.
Theo Thông tư số 10, việc in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được thực hiện thông qua phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai. Đối với những địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, dữ liệu sẽ được tạo lập dựa trên thông tin từ Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và sau đó đưa vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai để tiến hành in Giấy chứng nhận.
Các thông tin chi tiết trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải tuân thủ quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35,36, 37, 38, 39, 40 và 41 của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT. Cụ thể, số hiệu, tên các mục và điểm phải được in bằng kiểu chữ ‘Times New Roman, Bold’, cỡ chữ ‘13’; riêng các điểm thì in kiểu chữ và số nghiêng.
Nội dung thông tin tại các mục 1 đến 6 trên Giấy chứng nhận sẽ sử dụng kiểu chữ ‘Times New Roman, Regular’, với cỡ chữ tối thiểu là ‘12’; trong đó, tên người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ở mục 1 sẽ được in đậm với cỡ chữ tối thiểu ‘13’. Màu chữ và số trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được in màu đen.
Ngoài ra, Điều 14 của Thông tư số 10 còn quy định về việc áp dụng mã QR trên sổ đỏ. Mã QR này sẽ được in trên Giấy chứng nhận để lưu trữ và hiển thị các thông tin chi tiết của Giấy chứng nhận cũng như các thông tin cần thiết cho việc quản lý mã QR.
Các thông tin phản hồi từ mã QR có giá trị tương đương với thông tin trên Giấy chứng nhận, đồng thời phải khớp với dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đất đai hoặc thông tin được ghi nhận trong hồ sơ địa chính ở những nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Việc áp dụng mã QR cho Giấy chứng nhận phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật đối với mã QR code 2005 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006).
Mã QR trên Giấy chứng nhận phải được tạo và in trực tiếp từ cùng một hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương, đồng thời tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Mã QR này sẽ có kích thước là 2,0 cm x 2,0 cm khi được in trên Giấy chứng nhận.
Vị trí của mã QR được đặt ở góc trên, bên phải trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (áp dụng cho trường hợp in Giấy chứng nhận lần đầu). Trong trường hợp có sự thay đổi thông tin sau khi Giấy chứng nhận đã được cấp, mã QR sẽ được in ở góc bên phải của cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý" tại mục 6, trang 2 của Giấy chứng nhận./.
Đọc thêm
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 2585/UBND-NC về việc điều chỉnh thời gian bắn pháo hoa để kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Theo thông báo mới, màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 21h30 đến 21h45 ngày 10/10, thay vì vào tối 9/10 như dự kiến trước đó.
Việc cấm ô tô trong 3 ngày (từ ngày 13 đến 15/8), khung giờ từ 22h hôm trước đến 4h hôm sau qua cây cầu này nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trong quá trình thử tải.
Nhiệt độ tại Hà Nội hôm nay gần 40 độ C nhưng tình hình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn rất sôi động khi có hơn 7.000 hồ sơ, 1.600 người tranh mua 68 lô đất.
Tin liên quan
Nhiệt độ tại Hà Nội hôm nay gần 40 độ C nhưng tình hình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn rất sôi động khi có hơn 7.000 hồ sơ, 1.600 người tranh mua 68 lô đất.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.