Hà Nội: Khu đô thị hơn 7.000 tỷ đồng, hoang tàn với hàng trăm biệt thự chưa có người ở
Nằm giữa khu đô thị đắt giá phía Tây Hà Nội, hàng trăm biệt thự tại Dương Nội (quận Hà Đông) đang rơi vào cảnh hoang vắng suốt 16 năm qua. Dù được rao bán với giá hàng triệu đô, các căn biệt thự này vẫn xuống cấp trầm trọng và không có người ở.
Bài viết này thuộc series Những dự án bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội
Giữa cơn sốt bất động sản, nhiều dự án chung cư, biệt thự trên "đất vàng" Hà Nội vẫn bị bỏ hoang suốt nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ, gây lãng phí lớn thay vì trở thành khu dân cư, đô thị sầm uất, khang trang.
Khu đô thị Dương Nội tọa lạc tại Km 4 - Tố Hữu (đường Lê Văn Lương kéo dài), là một trong những dự án quy mô lớn ở phía Tây Hà Nội.
Được khởi công vào năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư ban đầu lên đến 7.642 tỷ đồng. Khu đô thị này được quy hoạch đồng bộ với các tiện ích nội khu nổi bật như hồ Bách Hợp Thủy rộng 12 ha và trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông.
Tổng quy mô khu biệt thự này gồm 1.116 căn, tất cả đều tọa lạc tại vị trí trung tâm của Khu đô thị mới Dương Nội.
Theo khảo sát, tìm hiểu từ nguồn thông tin từ cộng đồng mạng cung cấp gửi đến và bàn luận trong các diễn đàn, từ thực tế tìm hiểu của Home Today, khu đô thị Dương Nội ở quận Hà Đông (Hà Nội) có cơ sở hạ tầng, giao thông, cảnh quan và hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư hoàn chỉnh.
Chủ đầu tư đã hoàn thiện mặt ngoài và bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, hàng trăm biệt thự tại đây vẫn trong tình trạng bỏ hoang, không có người ở.
Theo thống kê, giá bán các căn biệt thự liền kề và villa trong khu đô thị này dao động từ 110 triệu đến 140 triệu đồng/m2, tùy thuộc vào từng phân khu và loại sản phẩm. Trung bình, mỗi căn biệt thự có mức giá từ 10 tỷ đến hơn 20 tỷ đồng.
Các căn biệt thự luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài". Một số căn thậm chí không có cửa bảo vệ.
Bên trong nhiều căn biệt thự, cảnh quan dần trở nên hoang phế do thiếu sự bảo dưỡng.
Cỏ dại mọc um tùm, biến nhiều khu vực thành điểm tập kết rác thải. Mặt sân cũng có dấu hiệu hư hỏng với những chỗ sụt lún.
Tình trạng nhiều khu biệt thự bị bỏ hoang trong khi nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp lại thiếu hụt đang trở thành vấn đề nhức nhối.
Các chuyên gia chỉ ra rằng hiện tượng này không chỉ xảy ra tại Hà Nội, mà còn lan rộng ở nhiều địa phương khác trên cả nước.
Dù đã có chủ, những khu biệt thự và nhà liền kề vẫn bị bỏ trống, tạo nên một nghịch lý đáng lo ngại và gây ra sự lãng phí lớn.
Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến xã hội và an ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, cần có sự can thiệp mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, nhưng đây vẫn là một bài toán khó và không thể giải quyết trong thời gian ngắn./.
Đọc thêm
Bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, một xu hướng ngày càng rõ ràng hơn là sự quan tâm ngày càng tăng của các chủ đầu tư và người mua nhà đến các thị trường lân cận như Bình Dương, Long An với ngày càng nhiều dự án nhà ở được triển khai quanh khu vực giáp ranh giữa các tỉnh với TP.HCM.
Thị trường đất nền Long An đang có dấu hiệu phục hồi khi nhiều dự án lớn được khởi động tại khu vực này. Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường Long An đã bắt đầu xuất hiện những tín hiệu ấm trở lại.
Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển Kinh doanh OneHousing, giá chung cư tại Hà Nội đang leo thang do chi phí đầu vào tăng cao. Điều này buộc các chủ đầu tư chuyển hướng sang phát triển các dự án cao cấp, làm thị trường sơ cấp ngày càng đắt đỏ.
Tin liên quan
Sau 16 năm khởi công, dự án Apex Tower tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn “đắp chiếu” khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Vicem Tower - tòa nhà cao 31 tầng, Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam nhiều năm qua rơi vào tình trạng im lìm, nằm “trơ xương” trên mảnh đất vàng cạnh tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
Khởi công từ năm 2009 với kỳ vọng trở thành tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa của Thủ đô, dự án Hattoco với vốn đầu tư 900 tỷ đồng vẫn chỉ là khung bê tông trơ trọi, gây thất vọng và đặt ra nhiều câu hỏi về tiến độ kéo dài suốt 15 năm.