Lãnh đạo ngân hàng kiến nghị giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản
Mới đây, trong Hội nghị Thường trực Chính phủ, các ngân hàng thương mại cổ phần đã đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, theo Chủ tịch Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Trần Hùng Huy, trong tháng 8/2024, các luật mới liên quan đến bất động sản được ban hành đã mang đến sự tích cực cho thị trường này.
Tuy nhiên, các nhà băng mong muốn có thêm những hướng dẫn chi tiết hơn. Ví dụ, theo quy định tại Điều 37 Luật Đất đai 2024 chỉ quy định quyền chuyển nhượng, đối với quyền thế chấp thì chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và không quy định về thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất.
Đây là điều được cho gây ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức tín dụng trong xác định giá trị đất thuê hàng năm trong khu công nghiệp, tùy thuộc vào sự hợp tác của chủ đầu tư do liên quan đến rủi ro pháp lý khi xử lý tài sản bảo đảm.
Hạn chế này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu về bất động sản là rất lớn. Chẳng hạn, bất động sản khu công nghiệp cho thấy đà tăng mạnh trong nửa đầu năm nay nhờ các chính sách đẩy mạnh đầu tư công, thu hút dòng vốn FDI.
Ông Trần Hùng Huy cho rằng, cần có hướng dẫn cho phép việc nhận thế chấp quyền tài sản là quyền thuê trong hợp đồng thuê đất sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm tận dụng tối đa nguồn lực, giá trị của quyền sử dụng đất, tạo điều kiện về nguồn vốn cho doanh nghiệp khi được thế chấp thêm tài sản là quyền thuê và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho tổ chức tín dụng trong việc xác định giá trị và nhận tài sản bảo đảm là đất thuê trả tiền hàng năm.
Trong khi đó, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch Hội đồng quản trị VIB cũng đề xuất cần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Vị lãnh đạo ngân hàng phân tích, do ngành ngân hàng ngày càng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong danh mục tín dụng của mình, tài sản bảo đảm là nhà đất, căn hộ chiếm tỷ lệ trọng yếu trong tổng số tài sản bảo đảm, nên sự phục hồi của thị trường bất động sản không những tác động tích cực tới nền kinh tế mà giúp các ngân hàng tăng cường cho vay và xử lý được nợ xấu.
"Chúng tôi mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, từ đó giúp ngân hàng gia tăng tín dụng an toàn, mạnh mẽ. Tiếp tục thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá nhằm tránh những hệ lụy về sau ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các ngân hàng và sự ổn định của ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm", ông Vỹ nói.
Phía Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đánh giá, trong 8 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, về phần mình, OCB đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức cần được tháo gỡ. Các vướng mắc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn gây cản trở sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Do đó, OCB đề xuất NHNN xem xét việc quản lý hạn mức tín dụng (room tín dụng) theo hướng linh hoạt hơn, đặc biệt là đối với các ngân hàng được đánh giá tốt. Room tín dụng chỉ nên áp dụng cho những ngân hàng cần sự quản lý chặt chẽ.
Ngoài ra, Chính phủ và NHNN tạo cơ chế cho việc xử lý nợ mạnh mẽ tương tự như Nghị quyết 42 tạo thuận lợi cho ngân hàng thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Ngoài ra, nhà băng này cũng mong muốn có một hành lang pháp lý thống nhất liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản cho ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu. Hiện nay, quy định này được thực hiện không đồng bộ giữa các địa phương, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản.
Cuối cùng là tháo gỡ cơ chế chính sách, những nút thắt về thủ tục đầu tư mà hiện nay vẫn đang rất chậm đặc biệt cho các dự án bất động sản. Khi các nút thắt này được giải tỏa, nguồn cung sẽ được cải thiện giúp cho thị trường bất động sản ấm lên tạo tâm lý tích cực cho đầu tư và tiêu dùng.
“Việc khung giá đất vẫn chưa được giải quyết khiến nhiều doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ thuế chuyển quyền sử dụng đất và không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” - đại diện OCB dẫn chứng./.
Đọc thêm
Dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng đang được chú ý vì tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bất động sản và tình hình tài chính chung của cả nền kinh tế.
Dù nhiều bất động sản được ngân hàng rao bán với mức giảm giá lên đến hàng chục tỷ đồng, thị trường vẫn trầm lắng, khó tìm người mua. Vậy nguyên nhân chính là gì mà khiến nhà đầu tư dè dặt và không mặn mà với các cơ hội giá hời này?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên nóng bỏng, nhiều nhà đầu tư vẫn quyết định "đu đỉnh" và chấp nhận gồng lãi ngân hàng với hy vọng giá đất sẽ ổn định hoặc lãi suất sẽ giảm xuống.
Khi ngân hàng đưa ra gói ưu đãi lãi vay, ân hạn nợ gốc thì nhiều người liền tận dụng để mua trả góp bất động sản, chia nhỏ khoản tiền đầu tư, giảm áp lực về tài chính.
Tin liên quan
"Tiên nữ đồng quê” Lý Tử Thất có thu nhập hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn đang sinh sống trong ngôi nhà quê của bà.
Theo dự báo trong 3-6h giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 20-50mm, có nơi trên 60mm.
Sang Pháp mới thấy đất nước của Tour de France đi xe đạp nhiều và quy củ thật. Cuối tuần rất nhiều ông bố, bà mẹ chở con đi chơi bằng xe đạp nhìn chill cực kỳ.
Môi giới bất động sản tiếng Anh là gì là câu hỏi được nhiều người đã, đang và chuẩn bị muốn bước vào nghề môi giới bất động sản quan tâm. Tìm hiểu ngay sau đây:
Bài mới
Giá bất động sản tại các thành phố lớn, đang tiếp tục gia tăng cao, làm trầm trọng thêm các vấn đề của thị trường bất động sản. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp điều tiết hợp lý thì tình trạng này sẽ tạo áp lực nặng nề lên các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân có nhu cầu nhà ở và cả doanh nghiệp bất động sản…
Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất trong năm 2025, với tổng giá trị ước tính khoảng 18.000 tỷ đồng. Hiện 16 khu đất đã đủ điều kiện, 21 khu còn lại đang hoàn thiện thủ tục cần thiết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương để triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất.