Liên hệ góp ý Miễn trừ trách nhiệm Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Giấy phép thiết lập MXH số 543/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 16/11/2022.

Sự khác nhau giữa chung cư 50 năm và lâu dài?

Sự khác nhau giữa chung cư 50 năm và lâu dài thế nào? Hãy cùng Hometoday tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vân Anh
Vân Anh 30/07
Theo dõi

Chung cư 50 năm và lâu dài đang được nhiều người dân Việt Nam quan tâm và tìm hiểu. Vậy hai loại chung cư này có gì khác biệt?

Chung cư là gì?

Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở có quy định:

"Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh".

Chung cư 50 năm là gì?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 hiện hành, căn hộ sở hữu 50 năm chỉ được sử dụng trong thời hạn 50 năm kể từ khi chủ đầu tư được nhà nước cấp đất. Nhà đầu tư được giao đất để xây dựng chỉ được sử dụng trong 50 năm; sau đó sẽ sử dụng mặt bằng cho dự án khác hoặc xây dựng các công trình công cộng, … Mục đích của quy định này là tránh để các nhà đầu tư lãng phí đất, sử dụng kém hiệu quả tài nguyên đất.

Khi chủ sở hữu đã nộp đủ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, căn hộ sẽ được chuyển sang đất ở, được cấp sổ hồng và được quyền sử dụng lâu dài. 

chung-cu-50-nam-va-chung-
Sự khác nhau giữa chung cư 50 năm và lâu dài là vấn đề quan tâm của nhiều người

Có hai loại căn hộ sở hữu 50 năm: 

  • Căn hộ sở hữu 50 năm có các đặc điểm giống như căn hộ có thời hạn sở hữu lâu dài. Tuy nhiên, nếu căn hộ vẫn sử dụng được sau 50 năm thì sẽ được tiếp tục gia hạn sổ hồng.
  • Căn hộ chung cư giống với dạng sở hữu căn hộ condotel và officetel 50 năm, cũng sẽ được sở hữu 50 năm, nhưng khi hết thời hạn thuê coi như chấm dứt và không được bồi thường. Nó là khá khó khăn để được thế chấp từ ngân hàng; khi mua ngân hàng cũng không hỗ trợ cho vay; nếu có, thì cũng là ngân hàng phát triển dự án. Thông thường rất khó để có được quyền đăng ký thường trú tại khu chung cư kiểu này mà chỉ có thể đăng ký tạm trú. Mặt khác, loại hình cho thuê căn hộ này sẽ không tăng giá thuê trong 50 năm tới.

Chung cư lâu dài là gì?

Chung cư lâu dài (chung cư vĩnh viễn) là loại chung cư được sở hữu sổ hồng vĩnh viễn, chủ nhà sẽ được sở hữu lâu dài căn hộ chung cư đó. Tức là, người mua được cấp sổ hồng, pháp lý rõ ràng và ghi sở hữu lâu dài. Theo như quy định của Luật đất đai, sau 50 năm, nếu chung cư bị xuống cấp, người mua sẽ được đền bù một suất tái định cư hoặc đền bù một căn chung cư mới.

Có thể thấy, mua chung cư vĩnh viễn có lợi hơn so với mua chung cư 50 năm. Bởi sau 50 năm, người mua căn hộ đó không "mất trắng" mà họ được phép cư trú, làm sổ hộ khẩu và bán lại nếu như không muốn ở nữa. Ngoài ra, họ còn thế chấp để vay ngân hàng, khi mua chung cư cũng được ngân hàng hỗ trợ vốn vay.

Sự khác nhau giữa chung cư 50 năm và lâu dài?

Về nội dung này, trả lời trên luatvietnam.vn, luật sư Nguyễn Văn Việt, Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Nhà ở 2014, khoản 3 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, có hai cách ghi thời hạn sở hữu chung cư trên giấy chứng nhận là:

Chung cư có xác định thời hạn sở hữu theo quy định tại hợp đồng mua bán nhà ở/hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở và chung cư không xác định thời hạn (lâu dài).

chung-cu-50-nam-va-chung-
Sổ hồng dự án căn hộ sở hữu 50 năm

Với chung cư có thời hạn: Khi hết thời hạn sở hữu được ghi nhận trên giấy chứng nhận hoặc theo kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh nơi có nhà chung cư, có hai trường hợp có thể phát sinh.

Nếu kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh cho thấy nhà chung cư vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng để sử dụng thì chủ sở hữu căn hộ chung cư được tiếp tục sử dụng. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được thực hiện theo kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh (thường là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư).

Trường hợp 2 là nhà chung cư không tiếp tục sử dụng được. Theo kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh nơi có nhà ghi nhận rằng nhà chung cư không đảm bảo an toàn và chất lượng để tiếp tục sử dụng thì việc xử lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII, Điều 36, Điều 116 Luật Nhà ở 2014, như sau:

Tháo dỡ, cải tạo, xây dựng lại nếu diện tích đất xây dựng nhà chung cư vẫn còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tại địa phương nơi có nhà. Việc tháo dỡ, xây dựng lại có thể được thực hiện bởi chính chủ đầu tư hoặc đơn vị có khả năng, năng lực theo quy định pháp luật;

Tháo dỡ nhà chung cư và bàn giao lại cho cấp có thẩm quyền nếu diện tích đất xây dựng nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (cấp huyện) nơi có nhà chung cư.

Như vậy, sau 50 năm, chủ sở hữu nhà chung cư có thể được tiếp tục sử dụng nếu như theo kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh, thành phố nhà chung cư vẫn còn đảm bảo an toàn và chất lượng.

Ngược lại, nhà chung cư sẽ phải tháo dỡ, xây dựng lại hoặc bàn giao lại đất cho cơ quan quản lý Nhà nước nếu nhà chung cư không còn đảm bảo an toàn, chất lượng theo kết luận của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh nơi có nhà chung cư.

Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu; nếu các bên không có thỏa thuận về việc xử lý nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu …”.

Như vậy, sau 50 năm căn hộ chung cư đã mua hết thời hạn thì bạn sẽ không có quyền sở hữu căn chung cư đó nữa và quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu, trừ trường hợp bạn gia hạn thêm thời gian sở hữu.

Với chung cư không xác định thời hạn sở hữu: Sau 50 năm chủ sở hữu nhà chung vẫn được tiếp tục sử dụng nếu kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh, thành phố nhà chung cư vẫn còn đảm bảo an toàn và chất lượng.

Trong trường hợp nhà chung cư sẽ phải tháo dỡ, xây dựng lại hoặc bàn giao lại đất cho cơ quan quản lý Nhà nước nếu nhà chung cư không còn đảm bảo an toàn, chất lượng theo kết luận của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư trong trường hợp này sẽ được bố trí tái định cư bằng căn hộ chung cư hoặc đất tái định cư hoặc bằng tiền theo quy định pháp luật.

Những điều cần lưu ý khi mua căn hộ sở hữu 50 năm và lâu dài

Trên thực tế, nếu căn hộ bị hư hỏng, cả hai đều được cải tạo sau 50 năm xây dựng. Tuy nhiên, khách hàng phải hiểu sự khác biệt giữa “lâu dài” và “50 năm”. Lâu dài là kéo dài mãi còn 50 năm là đến một lúc nào đó sẽ có điểm dừng.

Khách hàng cần lưu ý về sự khác biệt trong định nghĩa của hai thuật ngữ trên. Tùy thuộc vào nhu cầu mà cả hai loại đều có khách hàng tiềm năng riêng:

Đối với những nhà đầu tư cho thuê hoặc những người trẻ hiện đại thì loại hình căn hộ sở hữu 50 năm là lý tưởng. Ở các quốc gia khác, thời gian sở hữu cũng chỉ kéo dài từ 30 đến 50 năm.

Đối với những khách hàng thượng lưu hoặc đến tuổi nghỉ hưu, họ thường tìm kiếm những căn hộ có quyền sở hữu lâu dài để làm của để dành cho con cái và cháu chắt của họ. Đây không chỉ là nơi để an cư tuổi già mà còn là món quà dành cho thế hệ mai sau. 

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về chung cư 50 năm và chung cư lâu dài của Hometoday sẽ mang đến cho mọi người góc nhìn mới hơn về các dự án mà bạn đang quan tâm.

Đọc thêm

Cộng đồng mạng đang tranh cãi về việc trùng tu di tích Cầu Chùa, Hội An. Vậy việc trùng tu di tích phải tiến hành ra sao, dựa trên những nguyên tắc gì?

Việc trùng tu di tích dựa trên những nguyên tắc gì?
1 Bình luận

Cầu Chùa (còn gọi là Cầu Nhật Bản) ở Hội An là một công trình kiến trúc nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa lịch sử.

Vài nét về Cầu Chùa (Cầu Nhật Bản) ở Hội An đang gây tranh cãi về quá trình tu sửa
0 Bình luận

Hội An đúng là một Thành phố cởi mở, biết lắng nghe và biết cách xử lý câu chuyện truyền thông. Bảo sao du lịch phát triển rất tốt và luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn.

Cầu Chùa- Hội An và câu chuyện xử lý truyền thông
0 Bình luận

Những năm trở lại đây homestay đã trở thành sự lựa chọn của nhiều du khách mỗi khi đến Đà Lạt. Dưới đây là top 10 homestay đẹp nhất Đà Lạt mà những tín đồ mê du lịch Đà Lạt không thể bỏ qua

Top 10 homestay đẹp nhất Đà Lạt
0 Bình luận

Bài mới

Giá nhà đang 'ngáo' ở đâu?

Chỉ trong 2 năm, mà giá 1 căn chung cư đã x2, x3, thậm chí x4 lần thì đúng là chuyện ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

Cò đất có tầm là phải thế chứ lị!

Tôi có anh bạn tên là Hưng, cũng làm nghề cò đất, mà phải nói là “cò” rất có tâm. Anh thường tự hào khẳng định mình chính là "người tiên phong" cho trào lưu “ra ngoại ô, đi ô tô, ở biệt thự”, chứ nhất định không chen chúc trong những căn hộ nội thành.

Mr Cò
Mr Cò 28/10
Ngày 10 cuộc gọi hỏi mua nhà, thuê nhà mà đợi dài cổ không thấy ai thuê là sao, Giá nhà Hà Nội có 'ngáo' thật không?

Trước đây ngày có 10 cò gọi hỏi "anh có bán hay cho thuê nhà ko?". Giờ cho thuê, thì ngày vẫn 10 cò gọi hỏi "anh có bán hay cho thuê nhà ko?", chứ không thấy cò gọi "anh có ở nhà ko, em dẫn khách đến xem!".

Mr. Cò kể chuyện: 15 năm qua các bác đã “về bờ rồi chứ”? (3)

Hoa hồng từ việc môi giới căn chung cư đầu tay cho chị đẹp, Mr. Cò tôi cùng các chiến hữu ăn chơi, hát hò và đương nhiên không quên để lại một phần nộp trước hẳn 3 tháng tiền nhà trọ cho mụ già khó tính khiến bà ấy há hốc mồm hỏi: “Vừa trúng lô à; Moi tiền ở đâu mà giỏi thế"?...

Mr Cò
Mr Cò 03/10
Thông tin chính xác về việc EVNFINANCE 'rót' hơn 11.369 tỷ đồng vào Bất động sản là như thế nào?

Mấy hôm nay dân tình xôn xao về vụ EVNFINANCE "rót" hơn 11.369 tỷ đồng vào Bất động sản. Thực hư vụ này như thế nào?

Tiếng sét ái tình và hoa hồng 'khủng' từ môi giới căn hộ đầu tay (2)

Hơn 20 triệu đồng là hoa hồng tôi nhận được từ việc môi giới để bán căn hộ đầu tiên của mình. Cuộc đời Mr. Cò chẳng bao giờ quên được cảm giác lâng lâng, vui sướng và nghĩ rằng mình sắp giàu to đến nơi khi cầm trên tay số tiền này.

Mr Cò
Mr Cò 01/10
Cảm thấy gì khi ngồi cà phê đường tàu ở Hà Nội?

Ngồi nhâm nhi cà phê sát sạt với “cụ Tàu hỏa” sình sịch, vừa sợ vừa thích thú thì cũng đáng thử một lần…

Giáo sư
Giáo sư 30/09
Quy định tách thổ cư tối thiếu 50m tại sao phải xoắn?

Miếng nhỏ thời gian đầu chắc chắn sẽ lên giá vì nhiều người không mua nổi miếng lớn thì mua miếng nhỏ. Nhưng đó là do họ không kiên nhẫn được, lo lắng quá

Giáo sư
Giáo sư 29/09
“Cò đất” và chuyện “cái duyên cái số nó vồ lấy nhau” (1)

Đến bây giờ hơn 30 sọi bản thân Mr. Cò có lẽ nên suy nghĩ một cách nghiêm túc là tổ chức một bữa tiệc hội ngộ, tri ân những “đồng môn” cách đây hơn chục năm đã lôi kéo tôi dính vào cái “ổ nhền nhện” đa cấp. Nói một cách sang mồm thì đó là bàn đạp để tôi dấn thân vào con đường môi giới bất động sản như bây giờ.

Mr Cò
Mr Cò 27/09
Lối tư duy lệch lạc và câu trả lời đích đáng

Một bạn trong group Tinhte đặt câu hỏi: Mình ở Nhật thấy thiên tai động đất bão lũ không thua kém gì VN nhưng lại chả bao giờ thấy mấy vụ kêu gọi ủng hộ từ thiện gì hết nhỉ?

3 yếu tố khiến giá nhà đất tăng, đừng đổ lỗi cho những người... có tiền

“Trong suốt 10 năm qua, tôi thường nghe câu nói rằng chưa mua được nhà là do đầu cơ. Tôi không hiểu tại sao khi không mua được nhà ở thành phố lớn, nhiều người lại đổ lỗi cho những người “có tiền”, đó là một comment ad đọc được trên 1 diễn đàn về BĐS. Ngẫm cũng đúng.

Vì sao những ông trùm bất động sản sừng sỏ đều ở Châu Á?

Sự nổi trội cả về số lượng và quy mô tài sản của các ông trùm bất động sản có thể nhìn thấy rõ ở hầu hết các quốc gia Châu Á. Vậy tại sao những tỷ phú giàu lên nhờ bất động đều nằm ở Châu Á? Hãy cùng Hometoday tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vân Anh
Vân Anh 13/09
Chuyên gia giải mã “chuyện lạ” về hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bật gốc sau bão số 3 - Yagi

Bão số 3 - Yagi đã càn lướt qua TP. Hà Nội làm hàng loạt cây xanh bật gốc, gãy đổ. Đáng chú ý, những cây cối đổ rạp này lại làm lộ ra bộ rễ bị cắt cụt, bao bọc còn nguyên khiến cư dân mạng xôn xao. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng và giải mã cho “chuyện lạ” này.

Kim Linh
Kim Linh 09/09
Tranh luận về bão Yagi: 'Cái cây mà biết nói năng...'

Bình luận về việc bão Yagi khiến hàng loạt cây ở Hà Nội đổ sập, Facebook Trần Trọng An mở đầu: "Hôm qua, đi một vòng quanh Hà Nội, gần như phố nào cũng có cây đổ".

Annq
Annq 09/09
Ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng về việc trồng cây đô thị

Các anh chị chả trồng cây bao giờ,không hiểu gì về cây, nên viết buồn cười quá, dân người ta cười cho. Nhất là Việt Nam có mấy chục triệu nông dân, sẽ bị mấy chục triệu người chửi.

Kim Linh
Kim Linh 08/09
Sau bão Yagi: 'Cháy nhà ra mặt chuột'

Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung, mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.

Kim Linh
Kim Linh 08/09
Đề xuất