Tập đoàn Him Lam của ai?
Tập đoàn Him Lam của ai? Tên tuổi của ông Dương Công Minh gắn liền với Tập đoàn Him Lam. Ngoài nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, ông Dương Công Minh còn được biết đến với hai thương vụ quan trọng trong ngành ngân hàng.
Bài viết này thuộc series Các tập đoàn BĐS và những dự án khủng
chủ đầu tư bất động sản, tập đoàn bất động sản, những dự án bất động sản khủng
Tập đoàn Him Lam của ai?
Ông Dương Công Minh sinh năm 1960 tại Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh). Năm 1984, ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành vật giá tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Trước khi ra kinh doanh, ông Minh từng làm sỹ quan, phục vụ trong quân đội.
Trước khi được biết đến là một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, ông Dương Công Minh từng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông sản, như xuất khẩu chuối, thanh long, xoài. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, việc kinh doanh thua lỗ, đến mức phá sản.
Sau khi phá sản, ông Dương Công Minh phải làm thủ tục bán nhà để trả nợ. Thời điểm ấy, thủ tục bán nhà khá phức tạp và chi phí môi giới cao. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, ông Dương Công Minh quyết định tự tìm hiểu thủ tục và tự làm. Cũng từ đó, ông đến với ngành kinh doanh dịch vụ nhà đất, rồi kinh doanh bất động sản sau này.
Năm 1994, ông thành lập Công ty TNHH Thương mại Him Lam, doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh đầu tiên ở TPHCM, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Ông sở hữu tới 99% vốn của Him Lam.
Sau này, Tập đoàn Him Lam không chỉ đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như viễn thông, xây dựng đến sản xuất, thương mại dịch vụ, nhân lực, khai khoáng, tài chính - ngân hàng.
Riêng lĩnh vực ngân hàng, ông Minh từng gắn liền với thương hiệu Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank). Không chỉ nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT LienvietPostBank, ông Minh còn là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Liên Việt Holdings.
Tuy nhiên, đầu tháng 6/2017, ông Dương Công Minh có đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch, Thành viên HĐQT LienVietPostBank để tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Cuối tháng 6.2017, ông trở thành Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Sau khi tiếp quản ngân hàng, mặc dù lợi nhuận cao, giá trị cổ phiếu tăng nhưng Sacombank có nhiều năm liên tục không chia cổ tức.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023 tổ chức ngày 25/4/2023, Sacombank cho biết, lợi nhuận hợp nhất sau thuế và trích các quỹ còn lại 3.741 tỉ đồng. Cộng với 8.930 tỉ đồng lợi nhuận hợp nhất giữ lại các năm trước, lũy kế Sacombank còn 12.672 tỉ đồng. Tuy nhiên Sacombank đã trình cổ đông phương án sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận này.
Tháng 8/2022, vị đại gia gốc Bắc Ninh đánh dấu sự hiện diện của mình tại hãng hàng không Bamboo Airways thông qua việc trở thành cố vấn cao cấp HĐQT. Tập đoàn FLC và Bamboo Airways có nhiều mối quan hệ vay nợ với Ngân hàng Sacombank do ông Dương Công Minh làm chủ tịch.
"Đế chế" Him Lam được xây dựng như thế nào?
Kể từ ngày ông Dương Công Minh từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam (Him Lam Corp), trên trang website chính thức của tập đoàn himlam.com, bản tin ông Dương Công Minh tuyên bố từ chức vẫn được "neo" cao nhất trong chuyên mục "Tin thị trường".
Trong bài viết dẫn lời của ông Dương Công Minh: "Tôi sẽ từ chức khỏi vị trị Chủ tịch của Công ty Him Lam để tập trung vào việc tái cơ cấu của Sacombank".
Dù vậy, ông Dương Công Minh vẫn là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với doanh nghiệp này.
Dữ liệu từ một đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, thời điểm cuối năm 2017, tổng tài sản của Him Lam Corp đã là 45.655 tỉ đồng (tương đương 2 tỉ USD), cao gấp 7 lần vốn chủ sở hữu. Năm 2020, công ty này ghi nhận doanh thu thuần ở mức 4.488 tỉ đồng. Năm 2021, doanh thu thuần của Him Lam Corp giảm về mức 2.222 tỉ đồng nhưng vẫn vượt trội so với giai đoạn 2016 - 2017.
Tổng tài sản của Him Lam Corp cũng "nở" mạnh đạt mức 96.598 tỉ đồng (tương đương 4 tỉ USD) vào cuối năm 2021. Quy mô tổng tài sản của Him Lam Corp tại thời điểm này vượt xa Novaland (79.675,8 tỉ đồng) hay Sovico Group (55.056,6 tỉ đồng).
Riêng về Him Lam Land - thành viên phụ trách mảng phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh, mới đây đã công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với khoản lãi ấn tượng 2.379,7 tỉ đồng, cao gấp 13,8 lần so với năm 2021.
Trên bảng cân đối, tại thời điểm ngày 31/12/2022, quy mô vốn chủ sở hữu của Him Lam Land đạt 2.144,6 tỉ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Nên có khả năng khoản lợi nhuận đột biến trong năm 2022 đã được Him Lam Land chia cho các cổ đông của công ty.
Ở thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của Him Lam Land ở mức 16.900 tỉ đồng.
Đọc thêm
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt quyết định cho phép Công ty Cổ phần Him Lam tiếp tục sử dụng 2.636,5m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Khu đất này từng là tài sản trúng đấu giá vào năm 2015 theo Quyết định số 456/QĐ-UBND và sẽ được triển khai để xây dựng dự án chung cư.
Bạn đang quan tâm đến nghề môi giới bất động sản mà chưa biết bạn đầu từ đâu, bạn quan tâm làm môi giới bất động sản cần những gì?
Sự sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam trong quý III năm 2024 cho thấy những chuyển biến tích cực, mặc dù vẫn tồn tại nhiều thách thức. Theo VARS, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục "nóng" lên vào cuối năm khi các quy định pháp lý mới chính thức có hiệu lực, cùng với việc các chủ đầu tư gia tăng tốc độ triển khai dự án.
Thị trường bất động sản đang chứng kiến sự linh hoạt điều chỉnh từ các chủ đầu tư, với việc hoàn tất tái cấu trúc, đẩy nhanh hoàn thiện pháp lý, khởi động các dự án mới và đa dạng hóa hoạt động M&A.
Vinpearl là thương hiệu du lịch - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí lớn nhất Việt Nam, sở hữu chuỗi khách sạn, resort, spa cùng trung tâm hội nghị, ẩm thực và sân golf đẳng cấp 5 sao và các khu vui chơi giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế, toạ lạc tại những danh thắng du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Tin liên quan
Chiều 17/10, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phối hợp Sở Thông tin Truyền thông thành phố tổ chức, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Đặng Quốc Toàn đã thông tin về việc điều chỉnh bảng giá đất.
Bộ Giao thông Vận tải đã gửi văn bản giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự án này dự kiến sẽ vận hành tàu chở khách với tốc độ lên tới 320 km/h và tàu chở hàng đạt 120 km/h.
BRG Group, dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Nga, đang gây chú ý với hàng loạt thương vụ góp vốn, mua cổ phần và các dự án bất động sản "khủng". Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng quỹ đất, tập đoàn này còn thể hiện tham vọng mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh những vị trí đắc địa, củng cố chỗ đứng trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Giống như nhiều đô thị phồn vinh trên thế giới đều gắn liền với một dòng sông như Paris, London, Vienne..., khu đô thị Ecopark trải dài bên bờ sông Bắc Hưng Hải, được sông Hồng và sông Đuống trù phú bao quanh, là nơi phong thủy tượng trưng cho “nhân vượng, gia an”