Phú Mỹ Hưng: Báo lãi nghìn tỷ, vốn thụt lùi và áp lực dư nợ trái phiếu
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (Phú Mỹ Hưng) mới đây đã công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024.
Theo đó, vốn chủ sở hữu của công ty ghi nhận 12.655 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 1,77 lần, tương đương nợ phải trả ở mức 22.399 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 0,63, tương đương 7.972 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gấp đôi cùng kỳ khi ghi nhận 1.367 tỷ đồng.
Trước đó trong năm 2023, Phú Mỹ Hưng ghi nhận vốn chủ sở hữu 13.955 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 1,36 lần, tương đương nợ phải trả là 18.978 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,59, tương đương 8.233 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.197 tỷ đồng.
Năm 2022, công ty có vốn chủ sở hữu là 14.377 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 1,36, tương đương nợ phải trả ghi nhận 19.552 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,60, tương đương 8.626 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3.615 tỷ đồng.
Năm 2021, Phú Mỹ Hưng có vốn chủ sở hữu là 14.506 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 1,52, tương đương nợ phải trả là 22.049 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,62, tương đương 8.993 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 2.574 tỷ đồng.
Qua đó, có thể thấy, từ năm 2021 đến bán niên 2024, vốn chủ sở hữu của Phú Mỹ Hưng ngày càng đi lùi. Dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng với mức độ "nhỏ giọt" trong khi công ty liên tục báo lãi sau thuế hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, giai đoạn 2021-2023, nợ phải trả của Phú Mỹ Hưng giảm dần, song chỉ nửa đầu năm 2024, công ty ghi nhận khoản nợ phải trả cao hơn nợ từng năm.
Theo tìm hiểu, Phú Mỹ Hưng hiện có 3 lô trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước và 3 lô trái phiếu phát hành quốc tế.
Trong nước, công ty phát hành lô trái phiếu mã PMH.300.2019, PMH.1700.2019.01 (phát hành năm 2019) và PMH.1700.2019.02 (phát hành năm 2020).
Tổng giá trị của 3 lô này là 2.000 tỷ đồng, đáo hạn năm 2026, lãi suất phát hành dao động từ 7,15-8,8%/năm. Tổ chức lưu ký là Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM.
Ngoài nước, Phú Mỹ Hưng có các lô trái phiếu gồm:
PMH.75.2020.01, kỳ hạn 2.465 ngày, phát hành ngày 14/9/2020, đáo hạn ngày 15/6/2027, kỳ hạn trả lãi 6 tháng, lãi suất phát hành 2,58%/năm. Giá trị 75 triệu USD.
PMHCD2126001, kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 29/12/2021, đáo hạn ngày 29/12/2026, kỳ hạn trả lãi 1 năm, lãi suất phát hành 2%/năm. Giá trị 150 triệu USD.
TW000F169016, kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 6/10/2020, đáo hạn ngày 6/10/2025, kỳ hạn trả lãi 3 tháng, lãi suất phát hành 1,43%/năm. Giá trị 80 triệu USD.
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng có trụ sở chính tại lầu 10, tòa nhà Lawrence S. Ting, số 801 đường Nguyễn Văn Linh, khu A - Đô thị mới Nam Thành Phố, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Phú Mỹ Hưng là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (chi tiết: Kinh doanh bất động sản, cho thuê cơ sở hạ tầng, thu phí đường bộ).
Được biết, công ty Phú Mỹ Hưng thành lập vào tháng 12/2008, là chủ đầu tư của dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM. Đây là một trong những khu đô thị sang trọng và hiện đại tại Việt Nam hiện nay, thường được gọi là khu đô thị kiểu mẫu của “giới siêu giàu” TP.HCM
Vốn điều lệ công ty ghi nhận 954 tỷ đồng. Vốn nước ngoài chiếm 70% (góp bằng ngoại tệ), do Phu My Hung Asia Holdings Corporation (trụ sở tại Cayman Island) nắm. Đây là doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn CT&D đến từ Đài Loan (Trung Quốc).
Phần còn lại do Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) góp bằng giá trị quyền sử dụng đất.
IPC được biết đến là là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ, hiện do ông Lâm Hoài Anh làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật./.
Đọc thêm
Mới đây, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) và Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ cùng thực hiện lễ ký kết hợp tác chiến lược phát triển các dự án bất động sản khu công nghiệp - logistics, nhà ở - thương mại và dịch vụ.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều biến động, việc nắm bắt thông tin chính xác từ các chuyên gia là vô cùng quan trọng.
Hà Nội ra công văn hỏa tốc về giải tỏa cây xanh sau bão số 3 – Yagi; Nhà ở xã hội đang “ngáo giá” không khác gì chung cư … là những thông tin nổi bật trong điểm tin bất động sản - tài chính hôm nay (9/9).
Chốt phiên hôm nay 9/9, chỉ số VN-Index giảm 6,23 điểm (-0,49%) xuống 1.267,73 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản ghi nhận nhiều mã chìm sắc đỏ.
Tin liên quan
Ngày 22/9, UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) dự kiến sẽ tiến hành đấu giá 42 thửa đất với tổng diện tích lên tới hơn 3.677 m².
Long An là một trong những địa phương nằm trong Top đầu cả nước về thu hút FDI cả nguồn vốn lẫn dự án. Đặc biệt, gần đây, tỉnh này liên tục hút dòng tiền của những “đại gia” top đầu thị trường bất động sản.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.