Nợ phải trả tăng 55%, Kinh Bắc muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) đã ra Nghị quyết số 2308.2/2024/KBC/NQ-HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu.
Theo đó, lô trái phiếu của KBC có mã KBCH2426001, tổng mệnh giá tối đa 1.000 tỷ đồng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm và không phải nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. Lô trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 10,5%/năm.
Tài sản đảm bảo gồm cổ phần Công ty CP KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) thuộc sở hữu của Kinh bắc; các quyền, quyền lợi và lợi ích được hưởng theo các khoản thu được và phân chia liên quan đến cổ phần SHP được thế chấp.
Mục đích của việc phát hành trái phiếu là cơ cấu nợ của KBC đối với các công ty: Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang; Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên.
Quyết định tung lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng của Công ty Kinh Bắc được đưa ra trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản đang gặp vấn đề với nợ trái phiếu, đặc biệt là áp lực đáo hạn càng về cuối năm.
Theo báo cáo từ Chứng khoán MBS, trong tháng 8, giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng, giảm 93% so với tháng trước đó. Trong đó, nhóm ngân hàng chiếm 44%, còn nhóm bất động sản chiếm 9%. Tính từ đầu năm, đã có hơn 110,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán hiện nay ước tính khoảng 209,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 30% dư nợ trái phiếu toàn thị trường, trong đó bất động sản tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 68% giá trị chậm trả.
MBS dự báo rằng, khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng và 34,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ lần lượt đáo hạn trong quý III và quý IV năm nay, thấp hơn so với mức đỉnh 69,1 nghìn tỷ đồng trong quý II. Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam cảnh báo rằng trong tháng 8, khoảng 7.300 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ không thể trả nợ đúng hạn, chủ yếu là từ ngành bất động sản.
Chính Kinh Bắc cũng đang chịu áp lực trả nợ. Hết quý II/2024, nợ phải trả của KBC ghi nhận 20.492 tỷ đồng, tăng đột biến 55% so với hồi cuối năm ngoái. Các khoản vay nợ tài chính cũng tăng 34% lên 4.900 tỷ đồng, chiếm 24% tổng số nợ. Không ít dự án thuộc hàng tồn kho của Kinh Bắc đang được doanh nghiệp này thế chấp vay ngân hàng trong bối cảnh nợ phải trả tăng tới 55%.
Hàng tồn kho của công ty ghi nhận 12.887 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm và chiếm 30% tổng tài sản, chủ yếu tập trung tại dự án Khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (8.311 tỷ đồng), Khu đô thị Phúc Ninh (1.117 tỷ đồng), Khu công nghiệp và dân cư Tân Phú Trung (1.002 tỷ đồng), Nhà ở xã hội thị trấn Nếnh (754 tỷ đồng), Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (656 tỷ đồng).
Bán niên năm 2024, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của KBC tăng hơn 4 lần, từ 1.864 tỷ đồng hồi đầu năm lên đến 7.565 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, trong quý II/2024, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 891,73 tỷ đồng, giảm 61,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 267,94 tỷ đồng, giảm 73,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp sau khi trừ đi giá vốn ở mức 464,6 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ./.
Đọc thêm
Không ít dự án thuộc hàng tồn kho của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) đang được doanh nghiệp này thế chấp vay ngân hàng trong bối cảnh nợ phải trả tăng tới 55% theo báo cáo tài chính quý II/2024.
Vingroup muốn đầu tư dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong có tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến 6,2 tỷ USD, tổng diện tích 2.945 ha tại Hậu Giang
Thang máy chung cư HH2C thuộc khu đô thị Linh Đàm bất ngờ di chuyển lên khi người dân còn đang bước vào, cửa chưa được đóng hết...
Tin liên quan
Bloomberg đưa tin, Trung Quốc đang xem xét phương án để chính quyền địa phương hỗ trợ người mua nhà trong bối cảnh thị trường bất động sản nước này còn ảm đạm.
Đầu tháng 8/2024 vừa qua, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã có 3 văn bản gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin phát hành thành công 3.700 tỷ đồng trái phiếu tại ngày 31/7.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.