5 khu vực Hà Nội đề xuất cấm xe máy lưu thông vào năm 2030
Các vùng hạn chế xe máy ở TP Hà Nội phải phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.
Theo dự thảo, vùng phát thải thấp (LEZ) là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí.
Hà Nội đưa ra 5 tiêu chí để xác định vùng phát thải thấp, đây cũng là các vùng dự kiến hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm.
Thứ nhất là khu vực tập trung các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; mật độ dân cư cao, có các khu vực/địa danh cần được bảo tồn, có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa xã hội.
Thứ hai là khu vực đang ô nhiễm không khí vì nguồn phát thải giao thông.
Thứ ba là khu vực có hạ tầng đáp ứng được phương tiện giao thông công cộng phát thải thấp, có khả năng tổ chức sắp xếp giao thông phù hợp, thuận tiện, khoa học.
Thứ tư là khu vực đủ điều kiện áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về phát thải của phương tiện (có giải pháp giám sát, xử lý vi phạm về phát thải, chuyển đổi phương tiện, tổ chức giao thông phù hợp đảm bảo giao thông thông suốt).
Thứ năm là khu vực mà chính quyền và người dân đồng thuận xây dựng vùng phát thải thấp.
Về trình tự, thủ tục, dự thảo cho phép các quận, huyện căn cứ 5 tiêu chí nêu trên để xác định và lập hồ sơ xây dựng vùng phát thải thấp phù hợp với điều kiện, đặc thù và năng lực của địa phương.
Việc xây dựng vùng phát thải thấp dựa trên 6 bước và Sở TN-MT có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định, lấy ý kiến Bộ TN-MT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. UBND TP.Hà Nội là cơ quan sẽ xem xét, phê duyệt vùng phát thải thấp.
Giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí Hà Nội hiện có khoảng 8 triệu phương tiện trên địa bàn, trong đó có 1,2 triệu ô tô. Ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Theo Sở TN-MT Hà Nội, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. PM2.5 trung bình năm của thành phố trong giai đoạn 2017 - 2020 đều vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và vượt hơn 8 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Trong đó, giao thông vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất, chiếm từ 58 - 74%. Trong luật Thủ đô năm 2024, khái niệm vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí. HĐND TP.Hà Nội quyết định phạm vi vùng phát thải thấp và các biện pháp được áp dụng trong vùng theo lộ trình phù hợp; quy định các biện pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường. Trước đó, trong đề án phát triển kinh tế đô thị thành phố được phê duyệt tháng 6.2023, Hà Nội cho biết sẽ hoàn thiện đề án phân vùng hạn chế hoạt động, tiến tới cấm xe máy hoạt động trên địa bàn nội thành vào năm 2030. |
Đọc thêm
Nằm giữa khung cảnh thơ mộng của hồ Đại Lải, căn biệt thự 3 tầng này nổi bật với kiến trúc hiện đại và được bao phủ bởi mảng xanh nhiệt đới. Với tầm nhìn hướng hồ và không gian sân vườn rộng lớn, đây là nơi lý tưởng để tận hưởng sự yên bình và phong cách sống đẳng cấp.
Tính đến ngày 24/10, Hà Nội vừa phê duyệt mở bán gần 9.500 căn nhà tại 6 dự án của các nhà đầu tư lớn như Vinhomes, CapitaLand, Xuân Trường Hoành Bồ và Xây dựng nhà Thủ đô. Trong số đó, dự án Vinhomes Cổ Loa chiếm gần một nửa.
Khẩn trương hoàn thành xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và xây dựng cầu Tứ Liên; Dự kiến giá dịch vụ nhà chung cư ở Hà Nội cao nhất 16.500 đồng/m2/tháng... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (26/10).
Chứng khoán hôm nay 25/10 ghi nhận nhóm bất động sản giảm điểm, song một số mã vẫn ghi nhận các điểm sáng như DXG và PDR.
Tin liên quan
Mặc dù giá chung cư tại Hà Nội đã vượt ngưỡng 80 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch chung cư vẫn tăng mạnh. Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, với nhiều dự án mới nhanh chóng "cháy hàng". Đặc biệt, có những dự án đã bán hết toàn bộ căn hộ chỉ trong vòng 48 giờ, hoặc chỉ mất từ 2-3 tuần để tiêu thụ toàn bộ bảng hàng.
Ngôi nhà sử dụng kết hợp các giải pháp chống nóng, thông gió tự nhiên, tương phản và thống nhất màu sắc để đưa thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày.
Mãn nhãn với 5 ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam được báo Mỹ ghi nhận.
Dù đứng trước nhiều thách thức, bất động sản Phát Đạt được dự báo sẽ thu được kết quả tích cực trong bối cảnh năm 2024 đang dần kết thúc.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.