Công ty con của Novaland ngập lỗ, nửa năm nợ phình to hơn 11.000 tỷ
Bên cạnh đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trong nửa đầu năm 2024 của chủ đầu tư dự án Aqua City ghi nhận tới 10,95 lần, trong khi lỗ lũy kế gần 600 tỷ.
Công ty TNHH Thành phố Aqua (địa chỉ tại lô AP 1-5, khu đô thị Aqua City, ấp An Xuân, xã Long Hưng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vừa qua công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính (kỳ báo cáo bán niên năm 2024).
Hai quý đầu năm nay, vốn chủ sở hữu của công ty ghi nhận 1.030 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 10,95; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 2,33. Qua đó, nợ phải trả của doanh nghiệp này trong nửa đầu năm 2024 ghi nhận 11.278 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu 2.399 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 100 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2023, công ty lỗ 203 tỷ đồng.
Trong cả năm ngoái, vốn chủ sở hữu của công ty ghi nhận 1.130 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 10,09; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 2,12 - tương đương nợ phải trả là 11.401 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu 2.395 tỷ đồng. Cả năm 2023, Công ty TNHH Thành phố Aqua lỗ 359 tỷ đồng.
Năm 2022, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 1.490 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 7,96; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 2,01 (tương đương nợ phải trả 11.860 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu 2.994 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế âm 135 tỷ đồng.
Còn năm 2021, vốn chủ sở hữu là 1.625 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 6,19; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 2,83.
Qua đó, năm 2021, tổng nợ phải trả của Công ty TNHH Thành phố Aqua là 10.058 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu 4598 tỷ đồng. Lãi sau thuế 732 tỷ đồng, đưa ROE đạt 45%.
Có thể thấy từ năm 2022, khoản lỗ lũy kế đến giữa năm 2024 của Aqua City lên tới gần 600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cũng tăng dần trong giai đoạn 2021-2024: Từ 6,19 đã lên tới 10,95.
Về lý thuyết, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ của doanh nghiệp càng lớn.
Đáng chú ý, nợ phải trả của Aqua City chỉ trong nửa đầu năm 2024 đã cao hơn cả năm 2021 (giai đoạn lãi lớn), năm 2022, và bằng 99% nợ của cả năm 2023.
Theo thông tin từ HNX, Aqua City đã phát hành tổng cộng 8 lô trái phiếu với tổng giá trị 4.600 tỷ đồng. Cho đến nay, chỉ còn 2.400 tỷ đồng trái phiếu trong số này của doanh nghiệp còn lưu hành. Lãi suất của mỗi lô trái phiếu là 10%/năm.
Được biết, Công ty TNHH Thành phố Aqua tiền thân là Công ty CP Thành phố Aqua, được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 1.765 tỷ đồng để triển khai dự án Aqua City.
Qua nhiều lần thay đổi cơ cấu cổ đông, đến nay Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (HoSE: NVL) sở hữu 69,98% vốn điều lệ công ty.
Theo báo cáo tài chính quý II/2024, Novaland còn nợ trái phiếu hơn 38.600 tỷ đồng.
Dự án Aqua City là dự án trọng điểm của Novaland, tọa lạc tại phường Long Hưng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dự án có quy mô lên đến 1.000 ha, được chủ đầu tư triển khai từ năm 2008 với 7 phân khu.
Ở một diễn biến khác, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã cam kết giải ngân gói 1.100 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thành phố Aqua và các nhà thầu trực tiếp thi công dự án Aqua City theo tiến độ.
Dự án Aqua City đã gặp phải nhiều khó khăn trong 2 năm qua. Khi đượcc Novaland tiếp nhận, dự án này đã được phê duyệt chủ trương, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, và có quyết định giao đất cũng như cho thuê đất.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch chung của TP. Biên Hòa vào tháng 7/2014 và quy hoạch phân khu C4 vào tháng 9/2016 không đồng bộ với quy hoạch chi tiết 1/500, dẫn đến việc dự án bị tạm ngừng./.
Đọc thêm
Ông Lưu Trung Thái – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quân đội (MB) vừa đánh giá về khả năng trả nợ của 3 DN bất động sản lớn ở VN là Novaland, Trung Nam, Sun Group.
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (Phú Mỹ Hưng) mới đây đã công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024.
Tính đến ngày 4/9/2024, doanh nghiệp này nợ tổng cộng gần 445 tỷ đồng tiền lãi của 20 mã trái phiếu; trong đó, số tiền lãi trái phiếu chậm trả là hơn 394 tỷ đồng, còn lại gần 51 tỷ đồng là tiền phạt chậm trả lãi.
Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) đã ra Nghị quyết số 2308.2/2024/KBC/NQ-HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu.
Tin liên quan
Nhà trong ngõ từ 3-4 tỷ đồng trong nội thành đang dần biến mất; Hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho hộ dân di dời khỏi chung cư nguy hiểm… là những thông tin nổi bật của điểm tin bất động sản - tài chính hôm nay (12/9).
Chốt phiên hôm nay 11/9, chỉ số VN-Index giảm 1,96 điểm (-0,16%) xuống 1.253,27 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản tiếp tục giảm điểm.
Chấn chỉnh việc mua bán trao tay bất động sản nhiều lần; Đấu giá đất nền huyện Phúc Thọ lập đỉnh, cao nhất gần 70 triệu đồng/m2… là những thông tin nổi bật trong điểm tin bất động sản - tài chính hôm nay (11/9).
Chốt phiên hôm nay 10/9, chỉ số VN-Index giảm 12,5 điểm (-0,99%) xuống 1.255,23 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản giảm điểm mạnh khi mất 32,61 điểm.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.