Doanh nghiệp góp vốn xây tòa tháp Vietcombank Tower Saigon nợ gần 445 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu
Tính đến ngày 4/9/2024, doanh nghiệp này nợ tổng cộng gần 445 tỷ đồng tiền lãi của 20 mã trái phiếu; trong đó, số tiền lãi trái phiếu chậm trả là hơn 394 tỷ đồng, còn lại gần 51 tỷ đồng là tiền phạt chậm trả lãi.
Báo cáo về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu gửi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (Setra Corp) cho thấy, tính đến ngày 4/9/2024, doanh nghiệp này nợ tổng cộng gần 445 tỷ đồng tiền lãi của 20 mã trái phiếu.
Trong đó, số tiền lãi trái phiếu chậm trả là hơn 394 tỷ đồng, còn lại gần 51 tỷ đồng là tiền phạt chậm trả lãi. Theo giải trình của Setra Corp lý do chậm trả lãi trái phiếu là vì công ty chưa thu xếp được nguồn thanh toán và đang xử lý tài sản để thanh toán gốc, lãi. Trước đó, Setra đã nhiều lần gửi thông báo với cùng lý do.
Theo dữ liệu trên HNX, 20 lô trái phiếu trên của Setra Corp có số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 với tổng giá trị phát hành là 2.000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 31/8/2020, kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào ngày 31/8/2025, đều có lãi suất là 11%/năm và do Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) bảo lãnh phát hành.
Hồi tháng 9/2023, lô 20 mã trái phiếu này của Setra Corp Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định có liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại TP.HCM, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu mã: ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.
Ngoài các gói trái phiếu có sai phạm kể trên, trong năm 2020, Setra Corp còn phát hành 31 lô trái phiếu khác có mã từ STRCB2023001 đến STRCB2023031 với tổng giá trị 3.750 tỷ đồng với lãi suất 11,5% và đều do Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương bảo lãnh phát hành. Dữ liệu cho thấy toàn bộ 31 lô trái phiếu này đã được tất toán vào cuối tháng 7/2023.
Trong giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra tiếp tục kê biên loạt bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Trong đó, Setra Corp được bà Trương Mỹ Lan giao cho nắm giữ 18% vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành (hơn 142 tỷ đồng). Liên doanh này là chủ đầu tư của tòa tháp Vietcombank Tower Saigon, một trong những tòa nhà cao nhất và có vị trí đắc địa nhất khu trung tâm quận 1, TP.HCM.
Setra Corp được thành lập từ tháng 10/1999, trụ sở đặt tại số 5, Công Trường Mê Linh, phường bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất. Công ty hiện có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, có người đại diện pháp luật là ông Trần Văn Tuấn.
Là doanh nghiệp có vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng song hoạt động kinh doanh của Setra Corp lại liên tục thua lỗ. Trong 3 năm gần nhất (2021-2023) công ty này đã lỗ lần lượt 461 tỷ đồng, 478 tỷ đồng và 220 tỷ đồng. Sang nửa đầu năm 2024, Setra Corp lỗ tiếp 114,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Setra Corp ở mức 295 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả gấp 11,84 lần vốn chủ sở hữu, tương ứng tổng nợ phải ở mức gần 4.700 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ so với số đầu năm, trong đó, dư nợ trái phiếu là 2.700 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Setra Corp đến cuối quý II/2024 ở mức 4.995 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh này đã phần nào phản ánh sự khó khăn của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nghĩa vụ đối với “chủ nợ”./.
Theo Kinh doanh và Phát triển
Đọc thêm
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên nóng bỏng, nhiều nhà đầu tư vẫn quyết định "đu đỉnh" và chấp nhận gồng lãi ngân hàng với hy vọng giá đất sẽ ổn định hoặc lãi suất sẽ giảm xuống.
Khi ngân hàng đưa ra gói ưu đãi lãi vay, ân hạn nợ gốc thì nhiều người liền tận dụng để mua trả góp bất động sản, chia nhỏ khoản tiền đầu tư, giảm áp lực về tài chính.
Tin liên quan
Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã công bố tình hình hoạt động trong quý II. Ở nhóm 4 ngân hàng quốc doanh, lượng nợ xấu đã tăng lên đáng kể, bên cạnh đó là nhiều bất động sản bị thông báo phát mại.
Ngân hàng TNHH Indovina vừa thông báo chào bán hơn 41,5 tỷ đồng của CTCP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2, một trong số tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là quyền sử dụng đất dự án (Cowa Tower) 199 Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
Danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại sau khi được công bố đã tiết lộ sự hiện diện của nhiều "ông lớn" trong ngành bất động sản.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.