Nếu giá bất động sản tăng hay giảm trên 20% trong 3 tháng, Nhà nước sẽ điều tiết
Khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng, giảm trên 20% trong 3 tháng, các bộ ngành sẽ phải đề xuất biện pháp điều tiết thị trường theo nghị định mới.
Bài viết này thuộc series Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024
Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024 có nhiều thay đổi quan trọng với các chủ đầu tư, người mua nhà, đặc biệt là về pháp lý, thủ tục...
Quy định này được đặt ra tại Nghị định 96/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 96) quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc căn cứ vào chỉ số giá, chỉ số giao dịch bất động sản và các chỉ số, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan đến thị trường bất động sản để đánh giá tình hình và đề xuất thực hiện điều tiết thị trường bất động sản.
Việc nghiên cứu, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng hoặc giảm 20% trong 3 tháng hoặc thị trường có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Theo quy trình, sau khi tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình, Bộ Xây dựng đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp các biện pháp điều tiết thị trường vượt thẩm quyền Chính phủ, Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Sau đó, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản theo nội dung quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy định.
Việc điều tiết thị trường bất động sản bảo đảm cung cầu, cơ cấu sản phẩm bất động sản, phù hợp theo từng giai đoạn của thị trường còn được thực hiện thông qua việc lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở./.
Đọc thêm
Người cho thuê phòng trọ quy mô nhỏ không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp; Giá nhà trong ngõ Hà Nội tăng “chóng mặt”… là những thông tin nổi bật trong bản tin bất động sản - tài chính hôm nay (9/8/2024).
Mặc dù được nhận định là đã vượt qua giai đoạn suy thoái song tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Tin liên quan
Ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate đánh giá về thị trường bất động sản năm 2024.
Nhu cầu đầu tư vào bất động sản cũng đang phục hồi trong bối cảnh kinh tế không ổn định, tạo thêm sức ép lên nguồn cung.
Đường Trần Văn Lai thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, là khu vực tập trung đông đảo cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trước đây, khu phố này đã từng tổ chức Lễ hội Con đường văn hóa hữu nghị Việt - Hàn để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.