Hà Nội: Cưỡng chế, thu đồi đất thực hiện dự án mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân
Trong 2 ngày 14-15/10, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng đối với 84 trường hợp không hợp tác bàn giao mặt bằng nhằm triển khai dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.
UBND quận Thanh Xuân đã phê duyệt kế hoạch thực hiện cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng đối với 84 trường hợp không chấp hành việc bàn giao mặt bằng phục vụ cho Dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.
Cụ thể, diện tích thu hồi sẽ là 2.479,64m2 đất cùng các công trình xây dựng trên đó thuộc sở hữu của 84 hộ gia đình và cá nhân không đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho dự án cải tạo và mở rộng theo quy hoạch đường Nguyễn Tuân, nằm tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Trong số này, có 44 công trình sẽ bị thu hồi và phá dỡ hoàn toàn, 40 trường hợp sẽ chỉ bị cắt xén một phần.
Theo kế hoạch, việc cưỡng chế thu hồi đất sẽ được tiến hành trong 2 ngày 14-15/10.
Theo kế hoạch, vào ngày 14/10, sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi 1.835,8m2 đất cùng các công trình xây dựng liên quan đối với 47 hộ gia đình và cá nhân không đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho dự án.
Ngày 15/10, sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi 643,84m2 đất và công trình trên đất đối với 37 hộ gia đình và cá nhân còn lại.
UBND quận Thanh Xuân đã giao nhiệm vụ cho UBND phường Thanh Xuân Trung chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, vận động và thuyết phục người dân về việc bàn giao mặt bằng.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng sẽ tổ chức thống kê số lượng cư dân hiện đang sinh sống tại khu vực, chỉ đạo Công an phường tiến hành kiểm tra hành chính tại địa điểm giải phóng mặt bằng, đồng thời yêu cầu những người thuê nhà và cư trú bất hợp pháp phải di chuyển khỏi khu vực đã có quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
UBND quận Thanh Xuân đã giao cho Công an quận triển khai phương án bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện cưỡng chế cũng như bảo vệ tài sản trước, trong và sau quá trình này.
Đường Nguyễn Tuân dài khoảng 1,1 km, là tuyến đường nổi tiếng với tình trạng ùn tắc nghiêm trọng do phải "gánh" hàng loạt tòa nhà chung cư cao tầng, dẫn đến nhu cầu di chuyển lớn và càng làm tình hình ùn tắc trở nên trầm trọng hơn.
Phần đường Nguyễn Tuân từ nút giao Lê Văn Lương đến ngõ 162, kéo dài gần 400m, đã được mở rộng lên 4 làn xe cách đây hơn 20 năm.
Tuy nhiên, đoạn còn lại từ ngõ 162 đến nút giao Nguyễn Trãi dài hơn 700m lại có mặt cắt ngang hẹp, chỉ từ 7-8m, thường xuyên gặp tình trạng tắc nghẽn vào nhiều thời điểm trong ngày.
Dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt năm 2018. Công trình dài 720m, điểm đầu giao với đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân. Khi hoàn thành mở rộng, tuyến đường có mặt cắt ngang 21m, 4 làn xe. Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ phê duyệt tất cả các phương án để giải phóng mặt bằng. Đến giữa năm 2023 sẽ tiến hành thi công triển khai dự án và hoàn thiện mở rộng tuyến đường sau 1 năm. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn chưa thể triển khai. Giải phóng mặt bằng là một trong những công việc khó khăn nhất khiến dự án đình trệ. |
Đọc thêm
Sau diễn biến "sốt nóng" của phân khúc chung cư, thị trường đất nền Đông Anh những ngày gần đây tấp nập cảnh người đi tìm mua, sau thông tin Vingroup khởi công Trung tâm Triển lãm Hội chợ Quốc gia và xây cầu Tứ Liên nối Đông Anh với nội thành Hà Nội. Trái ngược với cảnh trên, tại nhiều khu vực phía Nam, nhiều người rao bán cắt lỗ đất nền hàng tháng không ai mua.
Theo Bộ Xây dựng, thị trường nhà ở trong ngõ đang chứng kiến sự hình thành một mặt bằng giá mới. Cụ thể, giá nhà tại quận Hà Đông cho các căn hộ có diện tích từ 30-38m2, với khả năng đỗ ô tô ngay cửa, đã tăng từ mức 4,8-5,5 tỷ đồng mỗi căn lên mức 5,4-6,5 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn của Savills Hà Nội nhận định rằng lợi thế của các nhà ga metro đã khiến giá bất động sản xung quanh tăng từ 5-15% so với mức tăng chung, đồng thời nâng cao giá trị bất động sản dọc theo tuyến đường.
Tin liên quan
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn của Savills Hà Nội nhận định rằng lợi thế của các nhà ga metro đã khiến giá bất động sản xung quanh tăng từ 5-15% so với mức tăng chung, đồng thời nâng cao giá trị bất động sản dọc theo tuyến đường.
Để hỗ trợ thiệt hại sau bão Yagi, Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị định giảm tiền thuê đất năm 2024 với 2 phương án giảm 15% hoặc 30%.
UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây (khu đô thị Starlake), tỷ lệ 1/500 tại lô đất B1-CC1-2.
Bài mới
Văn Phú Invest rút khỏi dự án khu đô thị 8.500 tỷ đồng tại Đồng Nai; Quận Hoàng Mai (Hà Nội) dự kiến sẽ thu hồi hơn 1.400m2 liên quan đến 24 thửa đất để nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam; Sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Hà Nam, khởi điểm thấp nhất 41 triệu đồng/lô... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (18/1).
Bầu Hiển thưởng đậm cho Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long… tại Lễ tuyên dương, khen thưởng vận động viên Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024.
Chiều 16/1, tại Hải Phòng, hai dự án trọng điểm của Tổng Công ty PTĐT Kinh Bắc là Dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cùng với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3 được trao giấy chứng nhận đầu tư, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ TW và thành phố Hải Phòng.
Thời gian qua, một số website và môi giới rầm rộ quảng cáo dự án Legacy Alpha Valley tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với nhiều lời hứa hấp dẫn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý khẳng định dự án này chỉ phục vụ cho các chuyên gia và lao động tại khu công nghệ cao, không phải dự án nhà ở thương mại như quảng bá. Người dân cần thận trọng để tránh "tiền mất, tật mang".