Sở Giao thông vận tải bác bỏ tin đồn Hà Nội xây cầu Tứ Liên trong năm 2024
Đại diện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã phủ nhận thông tin về việc thành phố sẽ khởi công xây dựng cầu Tứ Liên trong năm 2024. Theo đó, do dự án vẫn còn nhiều yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng, Hà Nội chưa đưa ra kế hoạch chính thức cho việc khởi công dự án này.
Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội và một số kênh thông tin về việc Hà Nội sẽ khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào cuối năm 2024, ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở GTVT Hà Nội đã khẳng định đây là thông tin sai lệch.
Ông Thành cho biết thêm, cầu Tứ Liên là một công trình giao thông trọng điểm, thuộc Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, với mục tiêu chỉnh trang và phát triển đô thị cùng kinh tế thành phố trong giai đoạn 2021-2025.
Vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Tập đoàn Thái Bình Dương để nghiên cứu dự án xây dựng cầu Tứ Liên theo hình thức PPP (đối tác công tư).
Theo phương án kỹ thuật, cầu Tứ Liên sẽ nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ, có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 11,5km.
Trong đó, cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5km, còn đoạn đường nối thuộc địa bàn huyện Đông Anh kéo dài khoảng 6km. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án là 22.000 tỷ đồng.
Dự kiến, Sở GTVT và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm triển khai phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu, trong khi huyện Đông Anh làm chủ đầu tư phần kết nối từ Quốc lộ 5 đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Đến tháng 9/2024, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất phương án chuyển dự án này sang hình thức đầu tư công, nhưng vẫn chưa có quyết định chính thức.
Liên quan đến tiến độ dự án, ông Phan Trường Thành nhấn mạnh, hiện Hà Nội đang ưu tiên mọi nguồn lực cho dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, nên chưa xác định được nguồn vốn cụ thể cho việc đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên. Dự án này có thể tiếp tục bị trì hoãn do nhiều yếu tố cần được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ngoài ra, các khảo sát kỹ thuật cho thấy, việc thi công cầu Tứ Liên sẽ gặp nhiều khó khăn liên quan đến an toàn đê điều sông Hồng và khối lượng lớn giải phóng mặt bằng, đặc biệt là tại khu vực quận Tây Hồ. Những vấn đề này đòi hỏi các phương án kỹ thuật chi tiết và thiết kế cơ sở cụ thể, tạo thách thức lớn cho các cơ quan chuyên môn.
Về tính khả thi của dự án, ông Thành cho biết, Hà Nội hiện đang thực hiện đồng thời nhiều dự án cầu lớn như cầu Mễ Sở, Hồng Hà (Vành đai 4), Vân Phúc, Ngọc Hồi, Thượng Cát… Dự án nào hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư trước sẽ được ưu tiên triển khai trước để tận dụng hiệu quả nguồn vốn.
Đặc biệt sau cơn bão Yagi, Hà Nội đang phải tập trung xử lý những cây cầu yếu, cầu tạm. Do đó, các dự án như cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo sẽ cần lộ trình kỹ càng để đảm bảo sử dụng vốn ngân sách hiệu quả./.
Đọc thêm
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn của Savills Hà Nội nhận định rằng lợi thế của các nhà ga metro đã khiến giá bất động sản xung quanh tăng từ 5-15% so với mức tăng chung, đồng thời nâng cao giá trị bất động sản dọc theo tuyến đường.
Để hỗ trợ thiệt hại sau bão Yagi, Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị định giảm tiền thuê đất năm 2024 với 2 phương án giảm 15% hoặc 30%.
Sau diễn biến "sốt nóng" của phân khúc chung cư, thị trường đất nền Đông Anh những ngày gần đây tấp nập cảnh người đi tìm mua, sau thông tin Vingroup khởi công Trung tâm Triển lãm Hội chợ Quốc gia và xây cầu Tứ Liên nối Đông Anh với nội thành Hà Nội. Trái ngược với cảnh trên, tại nhiều khu vực phía Nam, nhiều người rao bán cắt lỗ đất nền hàng tháng không ai mua.
Tin liên quan
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn của Savills Hà Nội nhận định rằng lợi thế của các nhà ga metro đã khiến giá bất động sản xung quanh tăng từ 5-15% so với mức tăng chung, đồng thời nâng cao giá trị bất động sản dọc theo tuyến đường.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu quận Đống Đa phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ vụ san lấp 6.500m2 hồ Đống Đa và xử lý thông tin phản ánh, báo cáo kết quả cho UBND TP và cung cấp thông tin cho báo chí trước ngày 30/9.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.