Vì đâu Tiến Phước Group của đại gia Nguyễn Thành Lập kinh doanh lao dốc?
Chỉ trong nửa năm, Tiến Phước Group lỗ 181 tỷ đồng, nợ phình to lên 8.507 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Tiến Phước sau thời điểm 2021 liên tục đi lùi, trong khi nợ phải trả tiếp tục phình to.
Đà lao dốc của Tiến Phước Group
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Phước (Tiến Phước Group) vừa qua đã có công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Qua kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm 2024 của Tiến Phước Group, vốn chủ sở hữu của công ty ghi nhận 2.075 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 4,1. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,14 - tương đương với khoản nợ phải trả trong 2 quý đầu năm nay là 8.507 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 290 tỷ đồng. Giai đoạn này, công ty ghi nhận khoản lỗ 181 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2023, công ty lỗ 106,5 tỷ đồng.
Tính cả năm 2023, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 2.256 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 4,13; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,2. Qua đó, nợ phải trả và dư nợ trái phiếu của công ty trong năm ngoái lần lượt là 9.317 tỷ đồng và 451 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 159 tỷ đồng.
Năm 2022, vốn chủ sở hữu của Tiến Phước Group là 2.416 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 3,34; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,27. Qua đó, nợ phải trả là 8.069 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu ghi nhận 652 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 4,8 tỷ đồng.
Năm 2021, Tiến Phước Group ghi nhận vốn chủ sở hữu 2.951 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 3,39; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu 0,42 - cho thấy nợ phải trả là 10.003 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu 1.239 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 293 tỷ đồng - một con số ấn tượng so với những năm gần đây.
Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của Tiến Phước sau thời điểm 2021 liên tục đi lùi, trong khi nợ phải trả tiếp tục phình to. Nợ phải trả chỉ trong nửa đầu năm 2024 đã bằng 91% của cả năm 2023 và cao hơn cả năm 2022 438 tỷ đồng.
Nếu so với thời điểm có kết quả kinh doanh khả quan là năm 2021, nợ phải trả của 2 quý đầu năm 2024 đã bằng 85% nợ phải trả trong năm 2021.
Về lý thuyết, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ của doanh nghiệp càng lớn.
Hiện Tiến Phước Group đang có 2 lô trái phiếu được lưu hành, mã GTPCH2123001 và GTPCH2123002, đều trong tình trạng hủy một phần.
Lô trái phiếu GTPCH2123001 được phát hành ngày 25/3/2021, đáo hạn ngày 25/3/2025. Kỳ hạn trả lãi 3 tháng. Lãi suất phát hành 9,5%/năm. Giá trị 300 tỷ đồng.
Lô trái phiếu GTPCH2123002 được phát hành ngày 6/4/2021 - chỉ ít ngày sau khi lô trái phiếu GTPCH2123001 được tung ra thị trường. Ngày đáo hạn là 6/4/2025. Kỳ hạn trả lãi và lãi suất phát hành đều như lô GTPCH2123001. Giá trị 200 tỷ đồng.
Có thể thấy, hai lô trái phiếu nói trên được Tiến Phước Group phát hành khi công ty ghi nhận tình hình kinh doanh “phất lên”.
Sau khi tung trái phiếu ra thị trường, kết quả kinh doanh của công ty cho thấy đà lao dốc.
Ở văn bản số 18/2024/CV-TPG ngày 28/8/2024 mà Tiến Phước Group công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi với HNX, phần thanh toán lãi, thanh toán gốc, lý do chậm/không thanh toán gốc lãi (nếu có) đều bỏ trống.
Do công ty đã mua lại một phần, tổng trị giá của 2 lô trái phiếu từ tổng 500 tỷ đồng xuống còn 295 tỷ đồng.
"Một thời vang bóng"
Tiền thân của Tiến Phước Group là Công ty Nông sản Tinh dầu Tiến Phước, được thành lập tháng 10/1992. Đến năm 2003, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH Tiến Phước. Tháng 4/2015, chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước.
Tiến Phước Group thuộc lứa doanh nghiệp địa ốc đầu tiên của TP.HCM, bên cạnh những Nam Long hay Vạn Thịnh Phát.
Danh mục dự án làm nên tên tuổi của Tiến Phước như Khách sạn Le Meridien tại 3C Tôn Đức Thắng (quận 1), Khu dân cư Long Trường (Quận 9), Khu dân cư Senturia Vườn Lài 9,8 ha (quận 12), Khu dân cư Senturia Nam Sài Gòn 19,8 ha (huyện Bình Chánh), Palm Heights 30 ha (quận 2), Senturia An Phú 18,2 ha (quận 2) hay liên doanh với Trần Thái Group, Keppel Land và Gaw Capital thực hiện dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm...
Tiến Phước Group có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Thành Lập góp 60%, bà Nguyễn Mỹ Anh góp 10%, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương 20% và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh góp 10%. Tất cả các cổ đông trên đều có cùng địa chỉ thường trú.
Tháng 12/2019, doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ lên gần 547,4 tỷ đồng, với các cổ đông chính gồm: Ông Nguyễn Thành Lập giữ 60%, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh góp 37,2%, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương 23,3% và bà Nguyễn Thị Mỹ Anh sở hữu 37,2%.
Mang đậm nét của một công ty gia đình, các thành viên trong gia đình ông Lập đều đang nắm giữ những vị trí quan trọng tại Tiến Phước Group.
Cụ thể, ông Nguyễn Thành Lập đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Tiến Phước Group. 4 người con gái của ông Lập bao gồm: Nguyễn Thị Mỹ Phương (SN 1979), Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (SN 1974), Nguyễn Thị Mỹ Linh (SN 1975), Nguyễn Thị Mỹ Anh (SN 1988) đều là thành viên HĐQT.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Phương đồng thời giữ chức vụ Tổng giám đốc tại Tiến Phước Group.
Tháng 9/2023, trong kết luận liên quan đến Dự án Khu nhà ở và dịch vụ chuyên gia tại Khu Công nghệ cao TP.HCM do Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Công nghệ cao làm chủ đầu tư, Tiến Phước Group đã bị Thanh tra TP.HCM nhắc đến .
Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, dự án này đã có nhiều sai phạm, trong đó, chủ đầu tư đã cho thuê bất động sản hình thành trong tương lai mà chưa hoàn thành việc nghiệm thu cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Điều này vi phạm Điều 55, khoản 1, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014./.
Đọc thêm
Chấn chỉnh việc mua bán trao tay bất động sản nhiều lần; Đấu giá đất nền huyện Phúc Thọ lập đỉnh, cao nhất gần 70 triệu đồng/m2… là những thông tin nổi bật trong điểm tin bất động sản - tài chính hôm nay (11/9).
Chốt phiên hôm nay 10/9, chỉ số VN-Index giảm 12,5 điểm (-0,99%) xuống 1.255,23 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản giảm điểm mạnh khi mất 32,61 điểm.
Long An là một trong những địa phương nằm trong Top đầu cả nước về thu hút FDI cả nguồn vốn lẫn dự án. Đặc biệt, gần đây, tỉnh này liên tục hút dòng tiền của những “đại gia” top đầu thị trường bất động sản.
Tin liên quan
Chỉ một thời gian ngắn sau khi chủ đầu tư tổ chức lễ khai trương chào đón sự tái khởi động của dự án QMS Top Tower, cánh cửa công trình đột ngột đóng lại với thông tin tạm dừng bán.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã công bố tình hình hoạt động trong quý II. Ở nhóm 4 ngân hàng quốc doanh, lượng nợ xấu đã tăng lên đáng kể, bên cạnh đó là nhiều bất động sản bị thông báo phát mại.
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (Phú Mỹ Hưng) mới đây đã công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.