Báo cáo tài chính từ lãi biến thành lỗ, Địa ốc Sài Gòn bán cổ phiếu để thu 800 tỷ đồng
Địa ốc Sài Gòn đang lấy ý kiến cổ đông để bán cổ phiếu riêng lẻ, nhằm thu về 800 tỷ đồng để đầu tư vào dự án bất động sản. Một phần trong số tiền này được trích ra để trả nợ.
Có gì trong kế hoạch "kiếm" 800 tỷ?
Mới đây, CTCP Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã SGR - sàn HoSE) lên kế hoạch huy động 800 tỷ đồng để trả nợ vay và đầu tư dự án “khu đô thị sinh thái Việt Xanh”. Các cổ đông sẽ được lấy ý kiến từ văn bản để chào bán 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ (mệnh giá 40.000 đồng/cp). Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm và ủy quyền cho HĐQT chọn thời gian phát hành.
Dự kiến, Địa ốc Sài Gòn sẽ lấy 500 tỷ đồng trong số tiền 800 tỷ đồng đầu tư dự án “khu đô thị sinh thái Việt Xanh”. Phần còn lại để trả nợ.
Thời gian thực hiện dự kiến trước 17h ngày 28/9/2024.
Về nhân sự, Địa ốc Sài Gòn trình cổ đông miễn nhiệm chức vụ thành viên độc lập Hội đồng quản trị đối với ông Kiều Minh Long và trình cổ đông bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Kim Quyên (SN 1971, Trưởng phòng Pháp chế công ty giai đoạn 2016-2017, hiện là Luật sư Công ty Luật TNHH 3A và là Giảng viên ĐH Văn Lang) vào vị trí thành viên độc lập Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021-2025.
Về đội ngũ lãnh đạo của Địa ốc Sài Gòn, hồi tháng 7, ông Kiều Minh Long đã không còn là thành viên Hội đồng quản trị do qua đời. Hiện ông Phạm Thu đang là Chủ tịch HĐQT công ty.
Nếu kế hoạch huy động 800 tỷ đồng thành công, sở hữu của ông Thu ở Địa ốc Sài Gòn sẽ tăng từ 29,94% vốn điều lệ (tương đương 17,96 triệu cổ phiếu) lên 47,45% vốn điều lệ (tương đương 37,96 triệu cổ phiếu).
Về phần khu đô thị sinh thái Việt Xanh mà Địa ốc Sài Gòn dự kiến đổ 500 tỷ đồng vào, dự án này có chủ đầu tư là ông ty TNHH MTV Địa ốc Sài Gòn Hòa Bình (công ty con của Saigonres). Dự án có quy mô 49,92 ha ở xã Tân Vinh (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình). Tổng vốn đầu tư ban đầu dự kiến 833 tỷ đồng.
Sau soát xét, kết quả kinh doanh chuyển từ lãi thành lỗ
Ở báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được soát xét Địa ốc Sài Gòn, nhiều dữ liệu thay đổi so với báo cáo tự lập.
Doanh thu thuần của Địa ốc Sài Gòn ở mức 60 tỷ đồng, giảm 21% so với mức trên 76 tỷ đồng tại báo cáo tự lập, tăng tới 109% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp sau soát xét chỉ còn hơn 25 tỷ đồng, giảm 15 tỷ đồng so với báo cáo tài chính mà Saigonres tự lập.
Trước soát xét, chi phí quản lý doanh nghiệp của Địa ốc Sài Gòn ghi nhận 22 tỷ đồng. Tuy nhiên với tài liệu hiện tại, con số là 33 tỷ đồng, tăng 48%.
Có thể thấy, sau khi báo cáo tài chính được soát xét, 6 tháng đầu năm 2024, Địa ốc Sài Gòn ghi nhận lỗ 23,3 tỷ đồng trong khi trước đó theo tài liệu tự lập, công ty này ghi nhận lãi 2,3 tỷ đồng.
Saigonres lý giải, điều này bắt nguồn chủ yếu điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản, khoản doanh thu này sẽ được ghi nhận vào kỳ sau khi đủ điều kiện ghi nhận và đồng thời phải trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán.
Tính tới ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Saigonres đạt 2.094 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2.107 tỷ đồng từ báo cáo tự lập.
Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu do trong kỳ trích lập 10,7 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập 22,3 tỷ đồng. Trong đó, SGR bất ngờ trích lập dự phòng 10,8 tỷ đồng liên quan phải thu về cho vay ngắn hạn tại CTCP Điện máy TP.HCM, đây là khoản phải thu đã quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm./.
Đọc thêm
Ở báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được soát xét của CTCP Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - HoSE: SGR), nhiều dữ liệu thay đổi so với báo cáo tự lập.
Công ty Bất động sản Trường Lộc và Công ty Bất động sản Phát Đạt mới huy động thành công 5.400 tỷ đồng trái phiếu. Hai lô trái phiếu này cùng huy động thành công chỉ trong vòng 1 ngày, kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định 12%/năm.
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (Phú Mỹ Hưng) mới đây đã công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024.
Tính đến ngày 4/9/2024, doanh nghiệp này nợ tổng cộng gần 445 tỷ đồng tiền lãi của 20 mã trái phiếu; trong đó, số tiền lãi trái phiếu chậm trả là hơn 394 tỷ đồng, còn lại gần 51 tỷ đồng là tiền phạt chậm trả lãi.
Tin liên quan
Chính phủ ban hành Nghị định số 115 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Nữ ca sĩ Vy Oanh sở hữu nhiều biệt thự tiền tỷ, rộng hàng nghìn m2 và vô cùng tiện nghi.
Tại quận Sơn Trà, giá chung cư hiện dao động từ 57-118 triệu đồng/m2, trong khi quận Ngũ Hành Sơn ghi nhận mức giá từ 26-85 triệu đồng/m2. Ở quận Liên Chiểu, giá chung cư phổ biến trong khoảng 26-64 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, quận Hải Châu có mức giá từ 35-160 triệu đồng/m2.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL-01: Thi công xây lắp hạng mục nền, mặt đường và các công trình trên tuyến đoạn từ Km19+000 - Km40+750 cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.