Dư nợ doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng mạnh 19%
Theo báo cáo mới nhất từ VIS Rating, tổng nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã gia tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh khả năng trả nợ của một số doanh nghiệp dự báo sẽ gặp khó khăn.
Trong nửa đầu năm 2024, ngành bất động sản nhà ở đã có dấu hiệu phục hồi với nguồn cung và giao dịch đều tăng.
Doanh số bán hàng của các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Khang Điền, Nam Long và Đất Xanh tăng trung bình 31% so với năm trước, nhờ vào việc thúc đẩy quá trình phê duyệt pháp lý, qua đó kích thích phát triển dự án và nguồn cung nhà ở mới.
Tuy nhiên, tình hình vay nợ trong ngành bất động sản cũng đã tăng cao.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng nợ của các doanh nghiệp niêm yết đã tăng 19% so với năm trước, chủ yếu do các công ty như Vinhomes (tăng 63%), Văn Phú (tăng 54%), DIC Corp (tăng 59%) và Khang Điền (tăng 33%) mở rộng phát triển dự án mới.
VIS Rating cảnh báo rằng, đòn bẩy tài chính sẽ còn tiếp tục tăng khi các chủ đầu tư huy động thêm vốn để phát triển các dự án mới. Tỷ lệ nợ/EBITDA của ngành đã tăng lên 3,7 lần trong 6 tháng đầu năm, so với 2,7 lần vào năm 2023.
Bên cạnh đó, nguồn tiền mặt của ngành chỉ tăng 5%, và dòng tiền hoạt động vẫn ở mức âm trong nửa đầu năm.
Hơn 2/3 chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền yếu, với dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là các công ty gặp khó khăn về pháp lý dự án.
VIS Rating chỉ ra rằng, sự phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn có thể gây ra rủi ro tái cấp vốn lớn.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các chủ đầu tư niêm yết duy trì ở mức cao, khoảng 44% trong quý II. Những công ty có tiền mặt hạn chế như: Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang, Năm Bảy Bảy, Quốc Cường Gia Lai và Kosy có nhu cầu tái cấp vốn cao nhất.
Với khoảng 105.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2025, VIS Rating ước tính rằng, khoảng 50% trái phiếu này có nguy cơ chậm trả gốc lãi, chủ yếu từ những chủ đầu tư đã gặp khó khăn trong việc thanh toán gần đây.
Dù vậy, khả năng tiếp cận vốn mới của các chủ đầu tư đã cải thiện trong năm nay nhờ vào sự tăng trưởng của tín dụng ngân hàng và việc phát hành cổ phiếu tăng gấp đôi so với năm trước.
Phát hành trái phiếu bất động sản mới trong 8 tháng đầu năm đã giảm 5% so với cùng kỳ. VIS Rating dự báo, hoạt động phát hành trái phiếu sẽ duy trì ở mức thấp do các yêu cầu phát hành nghiêm ngặt hơn và các thay đổi trong luật chứng khoán sắp tới./.
Đọc thêm
Bối cảnh bất động sản phía Tây liên tục tăng giá tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của khu vực mà còn dẫn đến những quyết định vội vàng từ nhiều người mua. Rất nhiều cư dân và nhà đầu tư cảm thấy áp lực phải hành động nhanh chóng, từ đó nảy sinh lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn.
Vấn đề bất động sản tại Hà Nội có dấu hiệu "thổi" giá đã và đang là chủ để bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội thời gian qua. Một trong những nguyên nhân được cho là do tác động từ môi giới.
Tin liên quan
Đây là phân tích, nhận định của một cư dân đăng tải trong group Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá về thị trường giá chung cư, nhà đất sau đợt bão lụt.
Đà tăng giá chung cư ở cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ chậm lại từ năm 2025 trở đi khi nguồn cung bắt đầu phục hồi dần.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.