Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư ở TP.HCM: Tối đa 7.000 đồng/m2/ tháng
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định 86/2024/QĐ-UBND ngày 21/10/2024 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn.
Theo quyết định vừa ban hành đối tượng áp dụng là cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn thành phố; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư), Ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư; chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được chia theo 2 kiểu nhà chung cư khác nhau. Đối với nhà chung cư không có thang máy, mức giá tối thiểu là 600 đồng/m2 thông thủy/tháng, mức giá tối đa là 3.500 đồng/m2 thông thủy/tháng.
Còn ở nhà chung cư có thang máy, mức giá tối thiểu là 1.800 đồng/m2 thông thủy/tháng, mức giá tối đa là 7.000 đồng/m2 thông thủy/tháng.
Mức giá trong khung giá quy định tại khoản này không bao gồm kinh phí mua bảo hiểm cháy, nổ, kinh phí bảo trì, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc, thù lao cho Ban quản trị nhà chung cư và chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và chưa bao gồm thuế suất giá trị gia tăng (nếu có).
Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mới ban hành được áp dụng cho các trường hợp:
Thu phí quản lý, vận hành nhà chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 151 Luật Nhà ở năm 2023;
Làm cơ sở để các bên tham khảo khi thỏa thuận giá dịch vụ quản lý vận hành đối với nhà ở không thuộc tài sản công hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do UBND Thành phố ban hành.
Đối với các trường hợp: Nhà chung cư cũ thuộc tài sản công mà chưa được cải tạo, xây dựng lại; nhà chung cư xã hội chỉ để học sinh, sinh viên và công nhân ở theo hình thức tập thể nhiều người trong một phòng; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư đã được thống nhất tại hội nghị nhà chung cư hoặc được thỏa thuận chung về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua căn hộ, phần sở hữu riêng khác trong nhà chung cư… sẽ không áp dụng khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư ban hành tại quyết định này.
Quyết định này cũng quy định, Chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện thu kinh phí quản lý, vận hành nhà chung cư từ chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư hàng tháng.
Cụ thể: “Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành và được tính trên mỗi m2 diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư nhân (x) với diện tích sử dụng của căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư đó”.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 21/10/2024 và thay thế cho Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 31/3/2018 của UBND TP về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn TP.HCM.
Đọc thêm
Mặc dù giá chung cư tại Hà Nội đã vượt ngưỡng 80 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch chung cư vẫn tăng mạnh. Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, với nhiều dự án mới nhanh chóng "cháy hàng". Đặc biệt, có những dự án đã bán hết toàn bộ căn hộ chỉ trong vòng 48 giờ, hoặc chỉ mất từ 2-3 tuần để tiêu thụ toàn bộ bảng hàng.
Theo thông tin từ UBND TP. Hà Nội, trong tổng số 2.996 cơ sở không đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn, có tới 1.799 là chung cư và nhà tập thể cũ.
Theo dữ liệu từ PropertyGuru Việt Nam, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đang có xu hướng leo thang đáng kể, với mức tăng có thời điểm lên đến hàng trăm triệu đồng chỉ trong một tháng.
Trong quý III/2024, giá chung cư mới tại Hà Nội vọt lên 69 triệu đồng/m2, tăng 6% theo quý và 28% so với cùng kỳ, vượt qua TP.HCM với mức giá chỉ còn 68 triệu đồng/m2, giảm 12%. Đây là lần đầu tiên Hà Nội vượt TP.HCM về giá bán chung cư.
Tin liên quan
Chuyên gia cho rằng, giai đoạn 2024 - 2025, thị trường TP.HCM dự kiến hồi phục với nguồn cung ~ 8.000 - 10.000 căn/ năm.
Nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn giữ được sức hút, nhưng thị trường đang gặp khó khăn với nguồn cung cấp hạn chế. Trong khi đó, Hà Nội đang nổi lên như một tâm điểm phát triển mới trong lĩnh vực bất động sản.
Việc TP.HCM áp dụng bảng giá đất mới đang gây tác động lớn đến thị trường bất động sản, không chỉ khiến chi phí đầu tư tăng cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, những dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi kế hoạch phát triển của doanh nghiệp bị xáo trộn.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.