Hướng giải quyết hơn 8.800 hồ sơ nhà đất bị "tắc" ở cơ quan thuế TP.HCM
Vì chưa ban hành được bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 nên từ ngày 1/8 đến nay tại TP.HCM đã có đến 8.808 hồ sơ về đất đai đang tồn đọng tại cơ quan thuế. Hướng giải quyết cho những hồ sơ này như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bài viết này thuộc series Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024
Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024 có nhiều thay đổi quan trọng với các chủ đầu tư, người mua nhà, đặc biệt là về pháp lý, thủ tục...
Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM, từ ngày 1/8-27/8/2024, cơ quan thuế đã tiếp nhận tổng cộng 8.808 hồ sơ đất đai.
Trong đó, có 5.448 hồ sơ thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản; 2.737 hồ sơ thuộc các trường hợp không phát sinh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ…) và 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất và 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, gần 9.000 hồ sơ này chưa được giải quyết vì chưa có hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để từ đó cơ quan thuế kịp thời tính nghĩa vụ tài chính đối với các hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8/2024.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất giải pháp phân loại hồ sơ để xử lý.
Cụ thể, Cục Thuế thành phố cần chỉ đạo các Chi cục thuế giải quyết ngay 2.737 hồ sơ thuộc các trường hợp không phát sinh nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như không phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ…
Cũng theo HoREA, đối với 5.448 hồ sơ còn lại, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn nghiệp vụ để xử lý.
Trong đó, 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất và 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích, cần điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 cùng lúc với bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 đang được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025 để giải quyết.
Tóm lại, với những hồ sơ bị "tắc" này, HoREA đề xuất, cơ quan Thuế thực hiện đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật là hồ sơ nhận tại thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để xem xét, giải quyết./.
Đọc thêm
Từ khi Luật Đất đai mới có hiệu lực (ngày 1/8/2024), chỉ trong gần 1 tháng, có gần 9.000 hồ sơ đất đai ở TP.HCM bị ách tắc tại cơ quan thuế.
Hồ sơ đấu giá đất khi tham gia đấu giá phải được chuẩn bị đầy đủ và chính xác để đảm bảo nhà đầu tư có thể tham gia phiên đấu giá một cách suôn sẻ.
Tin liên quan
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi UBND các tỉnh thành trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của pháp luật đất đai.
TP.HCM lập Hội đồng thẩm định gồm lãnh đạo UBND thành phố, sở, ngành, địa phương để xem xét trước khi điều chỉnh bảng giá đất.
"Vừa qua, mới chỉ cho TP.HCM điều chỉnh bảng giá đất mới, theo đánh giá của tôi tuy mức giá được cho là khá cao nhưng phản ánh đúng thị trường, căn cứ vào nguyên tắc của thị trường", ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.