Lần theo dấu vết Saigontourist cho thuê đất "vàng" sai quy định
Mới đây, Thanh tra TP.HCM đã đưa ra kết luận về quá trình quản lý sử dụng 2 mặt bằng nhà đất của Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên (Saigontourist Group).
Số 301 đường Hải Thượng Lãn Ông (TP.HCM)
Theo kết luận, đối với nhà, đất có diện tích 996,9 m2 tại số 301 đường Hải Thượng Lãn Ông (phường 13, quận 5) được thành phố cho thuê để làm nhà hàng, từ đầu năm 2003, Saigontourist đã ký hợp đồng cho Công ty TNHH TM&DV XNK Vạn Phúc thuê lại toàn bộ Nhà hàng Á Đông tại địa chỉ trên với diện tích khuôn viên 206 m2, diện tích sử dụng 3.669 m2, thời hạn thuê là 12 năm tính từ ngày ký hợp đồng, đơn giá 1 tỷ đồng/năm (mỗi năm tăng 5%).
Đến ngày 27/4/2006, Công ty Vạn Phúc không tiếp tục thuê mà chuyển nhượng quyền thuê cho Công ty cổ phần Khách sạn Quê Hương. Đồng nghĩa với việc, 3 công ty cùng ký hợp đồng chuyển nhượng quyên thuê nhà hàng trên.
Năm 2012, Saigontourist và Công ty Quê Hương chấm dứt hợp đồng cho thuê Nhà hàng Á Đông. Sau đó 2 đơn vị này lại hợp tác kinh doanh, trong đó, Saigontourist góp vốn vằng giá trị còn lại của Nhà hàng Á Đông 7,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ vốn góp 20%.
Công ty Quê Hương Liberty chịu toàn bộ chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị cho nhà hàng. Theo hợp đồng ký kết ngoài việc được hưởng mức lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, không những Saigontourist không phải chịu trách nhiệm khi làm ăn thua lỗ mà còn được nhận về hơn 1 tỷ đồng/năm, khoản này tăng thêm 5% sau mỗi năm.
Đến tháng 11/2021, Công ty Quê Hương Liberty đã bàn giao lại mặt bằng nhà hàng Á Đông cho Saigontourist. Hiện tại, nơi đây đang bị bỏ trống.
Thanh tra TP.HCM chỉ rõ, từ năm 2018 đến nay, sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước về tiền thuê đất, Saigontourist chưa liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục kê khai, đăng ký đất đai là chưa đúng với quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, việc Saigontourist không cử nhân sự tham gia trong quá trình quản lý, điều hành, cũng như nhận khoản lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm từ việc liên doanh, liên kết với đơn vị khác là sử dụng đất không đúng quy định theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ và Quyết định số 4606/QĐ-UBND của UBND TP.HCM.
Số 1 Hoàng Việt
Ở địa chỉ này, Saigontourist được UBND thành phố cho thuê theo hình thức trả tiền hàng năm để kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Song, Saigontourist lại cho Công ty TNHH Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang (Công ty Phan Khang) thuê lại để mua bán, lắp đặt, bảo hành thiết bị điện tử…
Điều này thực hiện không đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Đất đai 2003 và điểm d khoản 1 Điều 175 Luật Đất đai 2013; không đúng quy định tại Điều 22 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2012 và khoản 24 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ; không đúng với Quyết định số 8291/QĐ-UB ngày 10/12/2001 của UBND thành phố.
Đến nay, Saigontourist vẫn chưa thực hiện thủ tục đăng ký biến động, thay đổi về tài sản gắn liền với đất và chứng nhận quyền sở hữu công trình là chưa đúng quy định pháp luật.
Kết luận thanh tra chỉ rõ, việc Saigontourist cho Công ty Phan Khang thuê lại để kinh doanh điện máy, siêu thị là sử dụng không đúng mục đích dẫn đến phát sinh tranh chấp hợp đồng với Công ty Phan Khang với tổng số tiền còn phải thu gồm: Thuê mặt bằng, tiền phạt, tiền lại chậm thanh toán tính đến ngày 15/3/2024 là hơn 59,9 tỷ đồng (theo Bản án sơ thẩm số 27/2024/KDTM-ST ngày 22/3/2024 của TAND quận Tân Bình). Cụ thể là sử dụng tài sản được giao chưa đúng nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014.
"Ăn" 20 tỷ đồng trái quy định
Tổng hợp từ doanh thu hoạt động kinh doanh cho thuê, hợp đồng hợp tác kinh doanh của Saigontourist đối với 2 khu nhà, đất trên trong giao đoạn 2015-2024, Thanh tra TP.HCM cho biết, đối với nhà, đất số 301 Hải Thượng Lãn Ông, đơn vị này đã thu về gần 5,4 tỷ đồng.
Trong khi đối với khu nhà, đất tại số 01 Hoàng Việt, Saigontourist đã thu về hơn 15,2 tỷ đồng. Như vậy, số tiền đơn vị này đã thu về hơn 20,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua xác minh, Thanh tra chỉ rõ khoản lợi nhuận trên của Saigontourist là không đúng quy định.
Theo đó, tháng 6/2024, Thanh tra thành phố đã ban hành quyết định thu hồi số tiền hơn 20,6 tỷ đồng mà Saigontourist thu được từ việc cho thuê nhà, đất để nộp vào ngân sách nhà nước.
Saigontourist là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM. Hiện tại, Tổng Công ty và các Công ty thành viên (do Tổng Công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được giao quản lý, sử dụng 77 địa chỉ nhà đất phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định của Nghị định số 167/2017/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, trong đó có 54 địa chỉ nhà đất trên địa bàn TP.HCM. |
Đọc thêm
Đất DHT là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại đất này trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Cùng giải đáp câu hỏi đất lưu không là gì? Đất không lưu có được cấp sổ đỏ hay không? Quy định sử dụng đất lưu không thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Nhiều người đặt ra câu hỏi đất LUC là gì? Có được phép chuyển đổi mục đích sử dụng không? Bài viết dưới đây của Hometoday sẽ giúp bạn nắm được khái niệm đất LUC.
Đất BCS là gì? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Để hiểu về khái niệm này, cùng tìm hiểu thông tin về đất BCS trong bài viết dưới đây.
Tin liên quan
Dưới đây là những ngôi nhà không nên mua để không bị âm vốn chủ sở hữu.
Có nên mua nhà ở gần nghĩa trang không là thắc mắc của rất nhiều người khi ngôi nhà đáp ứng đủ các yêu cầu về tài chính, thiết kế và hướng.
Dự báo mới nhất cho thấy bão số 3 (bão Yagi) cho thấy trong 24 giờ qua, bão số 3 đã tăng 2 cấp, hiện giật cấp 12, khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ với cường độ rất mạnh.
Với mong muốn con có chỗ ăn ở rộng rãi và thoải mái, chị Thùy Anh đã quyết mua nhà Hà Nội và bất ngờ sinh lời chỉ trong thời gian rất ngắn.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.