Thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Quyết định 1250 liên quan đến việc thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Thành viên Ban chỉ đạo
Thành viên Ban chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Dũng; Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (chỉ đạo công tác kiểm sát thi hành án dân sự) và Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương.
Các thành viên Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân và thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo.
Tùy theo tình hình thực tế, Trưởng Ban chỉ đạo có thể mời thêm Lãnh đạo của một số Bộ, ngành, cơ quan tham gia làm thành viên Ban chỉ đạo hoặc yêu cầu Lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan, địa phương dự họp và báo cáo những vấn đề cần thiết.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo
Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.
Thứ nhất, Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, bao gồm các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn khác (nếu có);
Thứ hai, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện: Rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao, xác định nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án xử lý; chỉ đạo các bộ, cơ quan hướng dẫn tháo gỡ theo thẩm quyền;
Thứ ba, tổng hợp khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép trình Chính phủ ban hành Nghị quyết để hướng dẫn các bộ, cơ quan và địa phương giải quyết theo từng nhóm vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; tham mưu Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các nhóm vấn đề vượt thẩm quyền;
Thứ tư, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề mới phát sinh (nếu có);
Thứ năm, xem xét, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 26/10, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng, việc giải quyết khó khăn cho các dự án không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp mà còn giải quyết được phóng nguồn vốn lớn, đóng góp ngay cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo công việc cho người dân.
Chính phủ đang rất quyết tâm nhưng cũng xác định đây là vấn đề rất khó vì các dự án "đắp chiếu" quá lâu, nhiều trường hợp sai phạm phức tạp, phạm vi rộng.
Liên quan đến thể chế, Bộ trưởng cho biết Quốc hội, Chính phủ đang tiến hành rất quyết liệt, tập trung cao độ cho đổi mới thể chế. Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội nhiều dự thảo luật mang tính đột phá.
Ví dụ, trong dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công, Chính phủ đề xuất tách giải phóng mặt bằng dự án nhóm B, nhóm C để làm công tác chuẩn bị trước. Dự thảo Luật cũng phân cấp, phân quyền, cho phép địa phương đầu tư dự án thuộc trách nhiệm Trung ương, hay cho địa phương này được dùng ngân sách để đầu tư dự án địa phương khác có tính liên vùng.
Ngoài ra, Luật Đầu tư (sửa đổi) lần này cũng thiết kế "luồng xanh" cho những dự án công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo danh mục Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Doanh nghiệp đầu tư dự án công nghệ cao theo đó sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ cần có giấy đăng ký đầu tư và trong vòng 15 ngày phải cấp xong giấy đăng ký cho nhà đầu tư.
Đối với thủ tục xây dựng, về báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy, nhà đầu tư dự án công nghệ cao tự lập, tự quyết và tự chịu trách nhiệm mà không cần phải trình cơ quan cấp trên duyệt.
Cũng theo Bộ trưởng, công tác đổi mới thể chế đang có rất nhiều đột phá, khắc phục điểm nghẽn trong xây dựng pháp luật thời gian qua theo tinh thần chuyển đổi tư duy mạnh mẽ, từ trước đây tập trung quản lý thì bây giờ vừa quản lý được vừa kiến tạo phát triển, giải phóng được sức sản xuất, khơi thông được các nguồn lực./.
Đọc thêm
Mặc dù được nhận định là đã vượt qua giai đoạn suy thoái song tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Mặc dù giá chung cư tại Hà Nội đã vượt ngưỡng 80 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch chung cư vẫn tăng mạnh. Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, với nhiều dự án mới nhanh chóng "cháy hàng". Đặc biệt, có những dự án đã bán hết toàn bộ căn hộ chỉ trong vòng 48 giờ, hoặc chỉ mất từ 2-3 tuần để tiêu thụ toàn bộ bảng hàng.
Tin liên quan
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá bán các dự án Condotel đang có xu hướng tăng mạnh khi lượng khách hàng quan tâm tăng đột biến. Tình trạng này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc giá cả tiếp tục leo thang trong bối cảnh nhu cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thông tin về tiến độ của dự án Aqua City của Novaland mới nhất 2024. Cập nhật các thông tin về dự án Aqua City của Novaland.
Bitexco đã chính thức chuyển nhượng 100% vốn tại Saigon Glory, chủ đầu tư siêu dự án khu tứ giác Bến Thành, cho một doanh nghiệp bất động sản Hà Nội.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.